Quy trình thi công xây nhà trọn gói gồm những gì bạn có biết hay không? Nếu chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng nhất thì bài viết được Xây Dựng An Thiên Phát chia sẻ sau đây chắc chắn sẽ có ích cho bạn đấy!
Trong thi công xây dựng công trình nhà ở thì hình thức dịch vụ xây nhà trọn gói được cho là giải pháp hiệu quả nhất cho các chủ đầu tư. Tuy nhiên thì xây dựng nhà ở trọn gói bao gồm những gì thì không phải ai cũng biết.
Chính bởi lý do này mà nội dung được Xây Dựng An Thiên Phát trình bày sau đây sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về dịch vụ xây nhà trọn gói.
Dịch vụ xây nhà trọn gói là gì?
Xây nhà trọn gói là hình thức mà chủ đầu tư sẽ giao phó toàn bộ quy trình xây dựng cho bên đơn vị chịu trách nhiệm thi công từ việc xin giấy phép xây dựng cho đến khi hoàn thành xong công trình.
Đối với dịch vụ xây nhà trọn gói, chủ nhà chỉ cần cung cấp các giấy tờ cần thiết liên quan và kiểm tra quá trình làm việc, còn lại đa phần công việc trên công trường sẽ được công ty xây dựng chịu trách nhiệm quản lý, giám sát và điều hành.
Quy trình xây dựng nhà ở trọn gói gồm những gì?
Vậy đối với dịch vụ xây dựng nhà ở trọn gói thường gồm có những quy trình nào? Ngay đây An Thiên Phát sẽ giải đáp nhanh câu hỏi này cho bạn cụ thể như sau:
Xin cấp giấy phép xây dựng nhà
Công việc đầu tiên trong quy trình xây dựng nhà trọn gói là phải xin được giấy phép xây dựng từ cơ quan chức năng có thẩm quyền. Với công việc này, gia chủ chỉ cần cung cấp các giấy tờ có liên quan cho bên công ty xây dựng, họ sẽ giúp chủ nhà tiến hành xin giấy phép xây dựng nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.
Để có thể xin được giấy cấp phép xây dựng, bạn cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin sau:
- Đất ở dùng để xin phép xây dựng phải là đất thổ cư và chính chủ sở hữu;
- Các chứng chỉ quy hoạch xây dựng của khu đất đó;
- Mật độ xây dựng của khu đất;
- Các quy định lộ giới tuân theo quyết định 36/2015/QĐ của Bộ Xây Dựng;
- Bản vẽ hiện trạng được xác định theo vị trí, tọa độ của đất ở đối chiếu với sổ đỏ cũ trước 2013;
- Bản vẽ thiết kế khi xin cấp phép cần tuân thủ đúng quy định của nghị định 64/2012.
Ngoài ra, đối với nhà ở riêng lẻ thì hồ sơ xin cấp phép xây dựng theo luật của Bộ Xây Dựng bao gồm:
- Đơn xin cấp phép theo mẫu xin từ cấp Quận Huyện trở lên;
- 1 bản sao giấy tờ sở hữu quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về quyền sử dụng đất đai có công chứng;
- 1 bản sao CMND/CCCD của chủ nhà;
- Con dấu đóng mộc và chữ ký của kiến trúc sư bên trong bản vẽ thiết kế sơ bộ cho công trình nhà ở;
- Giấy phép kinh doanh của công ty xây dựng, thiết kế;
- Giấy chứng nhận hành nghề của kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng;
- Các cam kết tự phá dỡ công trình đối với xây nhà ở tạm nằm trong khu quy hoạch;
- Công văn 1/500 và bản vẽ nhà mẫu 1/500 đối với nhà trong dự án
Ý tưởng thiết kế nhà ở (bản vẽ)
Bản vẽ thiết kế nhà ở sẽ dựa trên ý tưởng của gia chủ, vị trí ngôi nhà, diện tích tổng thể đất xây cũng như ý kiến của kiến trúc sư sao cho công trình đạt được độ thẩm mỹ nhất định nhưng vẫn tối ưu được công năng sử dụng và chi phí xây dựng.
Bên cạnh đó, ý tưởng thiết kế còn phải phù hợp với phong thủy, thổ nhưỡng, thời tiết đảm bảo cho công trình nhà ở được bền đẹp theo thời gian, công danh sự nghiệp của gia chủ được rạng danh hơn.
Một bản kiến trúc hoàn chỉnh đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nêu trên cần phải có:
- Bản thiết kế kiến trúc ngôi nhà;
- Phối cảnh 2D, 3D của nội thất và ngoại thất cho công trình;
- Thiết kế kết cấu hạ tầng;
- Thiết kế hệ thống điện nước;
- Thiết kế mạng lưới internet, điện thoại, hệ thống chống sét và camera quan sát,....;
- Thiết kế nội thất;
- Thiết kế ngoại thất.
Dự đoán chi phí xây dựng nhà
Chi phí xây dựng là yếu tố mà hầu hết chủ đầu tư đều quan tâm. Cụ thể, ở quy trình này bao gồm những điều sau:
- Báo giá dịch vụ xây dựng nhà cho từng gói tương ứng với chủng loại vật tư khác nhau. Theo đó, bên đơn vị nhận thi công xây dựng sẽ giúp bạn lựa chọn gói xây dựng phù hợp với ngân sách nhất có thể;
- Tính toán, dự trù kinh phí xây dựng gồm thi công phần thô, thi công phần hoàn thiện, chi phí nhân công, thời gian xây dựng và vật tư phát sinh;
*Lưu Ý: trường hợp chủ nhà có sẵn bản thiết kế thì công ty xây dựng chỉ cần dựa vào đó để tính toán mức chi phù hợp với mong muốn và điều kiện tài chính của gia chủ.
Tiến hành thi công xây dựng nhà ở
Ở hạng mục thi công, xây dựng nhà ở thì gồm có 2 phần chính: thi công xây nhà phần thô và thi công phần hoàn thiện.
Đối với thi công phần thô (xây dựng cơ bản) bao gồm các công đoạn sau:
- Giải phóng mặt bằng, định vị tim cột móng;
- Thi công phần móng, sàn tầng hầm, đà, kiềng, hố ga (nếu có);
- Thiết kế cầu thang (đối với nhà lầu trệt trở lên);
- Xây tường ngăn cách các gian phòng;
- Tô tường;
- Lắp đặt hệ thống điện âm tường, dây cáp truyền hình, mạng internet, dây điện thoại, camera,....;
- Lắp đặt hệ thống ống cấp thoát nước.
Về phần thi công hoàn thiện sẽ gồm có:
- Chống thấm dột tường;
- Ốp tường, lát gạch bông cho sàn nhà, ốp đá cầu thang, phòng bếp, lát gạch nhà vệ sinh;
- Lắp đặt cửa ra vào, cửa sổ, lan can cầu thang;
- Thiết kế ban công;
- Lắp đặt thiết bị phòng bếp
- Lắp đặt thiết bị nhà vệ sinh (lavabo, bồn cầu, vòi sen và các phụ kiện liên quan);
- Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng.
Ngoài ra, chủ nhà có thể yêu cầu thực hiện thêm các hạng mục khác như (lắp đặt điều hòa, hệ thống nước nóng, tủ treo tường bếp, vòi tưới phun vườn, bồn tắm,....) với điều kiện mất phí.
Sau công đoạn hoàn thành công trình, đơn vị xây dựng có trách nhiệm bảo hành cho ngôi nhà của bạn đồng thời sửa chữa (nếu cần) theo đúng hạng mục đã được ký kết.
Hoàn công xây dựng
Ngay sau khi hoàn thành công trình, đơn vị chịu trách nhiệm thi công xây dựng sẽ giúp bạn giải quyết khâu hoàn công. Thủ tục, giấy tờ cần có để có thể hoàn công gồm:
- Giấy cấp phép xây dựng;
- Hợp đồng xây dựng giữa công ty thi công xây dựng với chủ hộ;
- Bảng báo cáo kết quả thi công;
- Hồ sơ bản thiết kế công trình xây dựng;
- Bảng báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công xây dựng;
- Bản vẽ hoàn công (trường hợp khi thi công xây dựng có phát sinh ra thêm các hạng mục không liên quan so với bản vẽ trước đó);
- Văn bản chấp thuận của các tổ chức về an toàn phòng cháy, chữa cháy, an toàn vận hành thang máy.
>>>XEM THÊM:
- Nhà mái bằng là gì? So sánh nhà mái bằng và nhà mái Thái
- Nhà tiền chế là gì? Các mẫu nhà tiền chế phổ biến
- Nhà mái thái là gì? Ưu điểm nổi bật của nhà ở mái Thái
Hy vọng với bài viết vừa rồi, xaydunganthienphat.com.vn có thể giải đáp giúp bạn thắc mắc xây nhà trọn gói gồm những gì cũng như chi tiết các công đoạn cho từng hạng mục. Đừng quên lan tỏa bài viết đến với nhiều người biết đến và nếu cần hỗ trợ tư vấn dịch vụ xây nhà trọn gói, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0908 836 369 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp nhé.