Có nhiều loại móng trong xây dựng và móng gạch là loại được sử dụng khá phổ biến. Vậy móng gạch là gì? Hãy cùng Xây Dựng An Thiên Phát tìm hiểu ngay sau đây.
Móng gạch là loại móng có cách xây đơn giản, tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và chi phí. Nếu bạn đang có ý định xây nhà cấp 4 hoặc nhà 2 tầng thì đây sẽ là một phương án tối ưu dành cho bạn. Hãy cùng Xây Dựng An Thiên Phát tìm hiểu chi tiết móng gạch là gì, những quy chuẩn và cách thi công loại móng này trong nội dung sau đây. Hãy theo dõi ngay nhé!
Móng gạch là gì?
Móng gạch được tạo thành bởi một khối bê tông hoặc đá được đặ trong đất dưới móng nhà kèm theo 1 thanh thép chèn vào bên trong để tăng độ cứng và độ bền.
Loại móng này có kỹ thuật xây thủ công, sử dụng vật liệu có sẵn tại địa phương, tiết kiệm chi phí, thường dùng cho các công trình nhà ở, cầu đường, nhà xưởng, …
Cấu tạo móng gạch xây nhà
Móng gạch có cấu tạo 3 phần:
- Lớp gối móng: hình tháp hoặc chữ nhật, có vai trò chịu lực chính cho toàn bộ móng;
- Phần đáy móng: tùy thuộc vào từng loại công trình, đối với công trình dân dụng, mặt tiếp xúc thường xây ngang giữa đất và móng, còn đối với đất cứng đáy sẽ được tạo bởi lớp đất tự nhiên;
- Lớp đệm móng: tác dụng phân bổ đều áp lực công trình xuống đáy móng, làm cho móng thẳng và ổn định.
Những yếu tố cần đảm bảo khi xây móng gạch
Những yếu tố kỹ thuật cần đảm bảo khi xây móng gạch là:
- Chiều rộng đỉnh móng lớn hơn kết cấu bên trên (chân tường, chân cột) 1 cấp;
- Chiều rộng đáy móng phải trên 500mm;
- Móng gạch phải đạt độ sâu nhất định;
- Chiều cao mỗi bậc móng lấy theo chiều dài 2 - 3 hàng gạch, chiều cao mỗi bậc 70 - 140, chiều rộng mỗi bên trung bình bằng ¼ chiều dài viên gạch;
- Sử dụng gạch đặc không lỗ làm bằng đất sét nung có mác >75, không dùng gạch siêu nhẹ hoặc gạch không nung;
- Vữa dùng là vữa xi măng cát hoặc vữa tam hợp.
Các trường hợp sử dụng móng gạch trong xây dựng
Có thể xây móng gạch ở những nền đất tốt, đất nguyên thổ không qua bồi đắp ở các vùng đồng bằng. Móng gạch có thể chịu áp lực tối đa 15 tấn/ m2 nên chỉ sử dụng cho những ngôi nhà không quá 2 tầng.
Ngoài ra, nếu bề rộng đáy móng dưới 1.5m thì xây móng gạch sẽ tiết kiệm chi phí, nhưng nếu trên 1.5 thì nên dùng bÊ tông cốt thép vì xây trên diện tích đất lớn sẽ làm lãng phí gạch.
Móng gạch sẽ giúp công trình chịu đựng được những tác động khắc nghiệt của thời tiết như gần biển, đầm lầy, địa hình có thể bị ăn mòn, .. Tuy nhiên nếu thi công loại móng này trên nền đất yếu sẽ dẫn đến tình trạng sụt lún, nứt hoặc đổ sập toàn bộ công trình. Vì vậy cần phải tính toán và gia cố móng hợp lý để đảm bảo an toàn.
Cách đặt gạch móng nhà
Gạch dùng làm móng thường có kích thước 5.5x10.5x22cm, mạch vữa đứng 1cm và mạch vữa ngang 1.5cm.
Có 2 phương pháp xây móng bằng guật bậc là:
- Phương pháp 1: độ cao bậc móng 7 -14;
- Phương pháp 2: độ cao bậc móng 14 - 14.
Chiều rộng trung bình cho mỗi lần giật là ¼ chiều dài viên gạch, góc cứng tương ứng với 2 phương án là 26 độ 5 và 33 độ 5 và cần dùng vữa xi măng cát để xây.
Gối móng xây bằng gạch mác >75 với tỷ lệ vữa xi măng cát là 1:3 hoặc 1:4 cho nhà cấp 2, cấp 3, còn nhà cấp 4 thì dủng vữa tam hợp có tỉ lệ 1:1:6 hoặc 1:1:4.
Khe lún bậc móng lệch tâm rộng bằng ½ chiều dài viên gạch, cao 14 - 21cm (tương ứng 2 - 3 hàng gạch). Độ dày bậc cuối của móng từ 0.15 - 0.3m. Tùy vào loại nhà mà dùng bê tông gạch vỡ mác hoặc bê tông đá dăm có độ cứng 100 - 150.
Đệm móng dùng cát dầm dày 5 - 10cm và nén chặt, đệm có tác dụng làm sạch, bảo vệ móng và phân bổ đều áp suất dưới móng.
Quy trình đặt gạch móng nhà
Quy trình thực hiện đặt gạch móng nhà bao gồm:
- Bước 1: Chuẩn bị vị trí và đào đất. Xác định vị trí móng gạch và đào đất đến độ sâu cần thiết, bề mặt đất được làm phẳng và đảm bảo đủ chắc chắn để hỗ trợ tải trọng móng;
- Bước 2: Lắp đặt khung cố định. Lắp khung cố định bằng thanh sắt hoặc gỗ để giữ các khối gạch đúng vị trí không bị di chuyển;
- Bước 3: Đặt gạch. Đặt các khối gạch theo hàng ngang và dọc, sắp xếp nằm trên đáy móng một cách cân đối;
- Bước 4: Kết nối các khối gạch. Dùng xi măng hoặc vữa kết nối các khối gạch thành 1 kết cấu vững chắc;
- Bước 5: Tạo bề mặt phẳng. Chà nhẹ các khối gạch để tạo bề mặt phẳng cho móng, đảm bảo tính thẩm mỹ và độ chính xác.
*Lưu ý:
- Đảm bảo móng không bị ngập nước trong quá trình đổ bê tông;
- Chú ý các lỗ kỹ thuật để đặt đường ống thoát nước, cấp nước. Nếu đường ống đặt dưới đáy móng thì cần thêm lớp đá dăm hoặc sỏi để ngăn không cho móng tiếp xúc trực tiếp với đường ống gây hư hỏng đường ống;
- Nếu đào sâu hơn so với thiết kế yêu cầu, cần lưu ý việc đổ bê tông thay vì tiếp tục đào.
>>>XEM THÊM:
- Cách Xây Bể Phốt Tiêu Chuẩn, Đảm Bảo Vệ Sinh
- Khoảng Lùi Xây Dựng Là Gì? Quy Định Hiện Nay
- [CHI TIẾT] Quy Trình Trát Tường 2 Lớp Phẳng, Mịn
Hy vọng qua những thông tin mà Xây Dựng An Thiên Phát vừa chia sẻ, bạn đã hiểu được móng gạch là gì. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0908 836 369.