Mỗi ngôi nhà đều có bể phốt để lưu trữ và phân hủy chất thải. Vậy cách xây bể phốt đúng kỹ thuật ra sao? Hãy cùng Xây Dựng An Thiên Phát tìm hiểu ngay sau đây.
Bể phốt tự hoại là phương án luôn được ưu tiên khi xây dựng các công trình dân dụng có nhiệm vụ chứa và xử lý nhằm đảm bảo vệ sinh, an toàn, sạch sẽ. Vậy cách xây bể phốt tiêu chuẩn như thế nào? Xây Dựng An Thiên Phát sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình và những lưu khí khi xây trong nội dung sau đây. Hãy theo dõi ngay nhé!
Bể phốt tự hoại đúng tiêu chuẩn là gì?
Bể phốt hay còn gọi là hầm, là nơi chứa chất thải bao gồm phân, nước tiểu và các nước thải trong sinh hoạt hàng ngày.
Khi ở trong bể phốt, các vi khuẩn kỵ khí sẽ tác động lên chất thải hữu cơ, làm chúng phân hủy và chuyển thành dạng lỏng, sau đó, chất thải sẽ được xả ra bên ngoài bằng hệ thống thoát nước hầm cầu.
Bể phốt thường được liên kế với bồn cầu, ngoài ra thì còn có bồn rửa chén, lỗ thoát nước nhà vệ sinh, …
Bể thường đặt ở sân vườn để nước được thải ra môi trường tự nhiên, mang lại sự sạch sẽ cho không gian sống. Tuy nhiên, với những ngôi nhà có diện tích nhỏ thì bể thường đặt dưới chân cầu thang.
Cách xây bể phốt 2 ngăn, 3 ngăn đúng kỹ thuật
Sau đây Xây Dựng An Thiên Phát sẽ hướng dẫn bạn cách xây hầm cầu 2 ngăn, 3 ngăn.
Cách xây bể phốt 2 ngăn
Bể 2 ngăn thường dùng dùng cho các công trình quy mô nhỏ như nhà dân, hộ gia đình, tuy nhiên kỹ thuật thi công sẽ khó hơn loại 3 ngăn.
Chuẩn bị
Nguyên vật liệu cần chuẩn bị là:
- Số lượng gạch: 800 viên (gạch đặc);
- Xi măng: 14 bao;
- Thép: 30kg;
- Đá dăm 1x2: 0.5m3;
- Cát vàng: 1.3 khối;
- Ống nhựa loại PVC.
Cách xây
Quy trình thi công hầm cầu 2 ngăn như sau:
- Bước 1: Đào hố: nên đào rộng hơn thiết kế một chút để dễ dàng thi công;
- Bước 2: Xây dựng phần nền: xây chắc chắn để không bị sụt lún, nứt vỡ về sau;
- Bước 3: Xây tường ngăn để chia bể phốt: xây tường 10 bằng gạch đặc và trộn vữa theo tỉ lệ 1 xi măng 4 cát, chú ý tạo lỗ kỹ thuật để đặt đường ống, tránh phải đục tường;
- Bước 4: Đổ nắp bể: đổ bê tông cốt thép, độ dày trên 7cm;
- Bước 5: Lắp đặt đường ống bể phốt: bao gồm ống xả chất thải vào, ống thông giữa các ngăn, ống thoát nước ra ngoài và ống thông hơi;
- Bước 6: Kiểm tra san lấp mặt bằng: rà soát lại các thông số kỹ thuật.
Cách xây bể phốt 3 ngăn
Bể phốt 3 ngăn được sử dụng cả trong những công trình quy mô và các tòa nhà, chung cư đông dân.
Các xây như sau:
- Nền móng: bê tông cốt thép dày tối thiểu 15cm;
- Tường: ưu tiên xây tường 20, vách phân chia có thể xây theo tường 10;
- Cách chia ngăn: ngăn chứa bằng 2/4 diện tích bể, ngăn lắng và ngăn lọc bằng ¼;
- Kích thước bể: phụ thuộc vào số lượng người sinh sống, thông thường nhà phố cơ bản sẽ có hầm dài 3m2 và cao 1m65.
Cách chọn vị trí xây hầm cầu
Để lựa chọn vị trí xây hầm cầu phù hợp, cần xem xét những yếu tố sau đây:
- Yếu tố phong thủy: không xây hầm dưới nhà bếp, nhà ăn, phòng khách, phòng ngủ hay phòng thờ vì hầm chứa những thứ không sạch sẽ nên mang nhiều năng lượng xấu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và vận khí những người trong nhà;
- Yếu tố địa chất: không nên xây trên nền đất yếu, ít độ bám, dễ sụt lún. Nếu không có biện pháp tốt hơn để thay thế thì phải làm lưới thép trước khi đổ móng để đảm bảo công trình lâu dài;
- Hình dạng mảnh đất: inh hoạt thay đổi sao phù phù hợp với hình dạng mảnh đất như hình chữ nhật, hình tròn, hình vuông, …
- Khả năng tài chính: dựa vào điều kiện kinh tế mà chọn loại 2 ngăn hay 3 ngăn.
Nên xây bể phốt tự hoại bao nhiêu khối?
Dung tích bể phốt sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng. Thông thường bể phốt gia đình có dung tích 3 -5 khối, nhà hàng 20 - 30 khối, các chung cư đông dân thì dung tích có thể lên đến hàng trăm khối.
Lưu ý quan trọng khi xây hầm cầu
Khi xây dựng hầm cầu, cần phải chú ý những điều sau đây:
Xây hầm cầu tự hoại cho chung cư, tầng hầm
Xây bể phốt cho chung cư cần phải nhờ đến sự tư vấn và hỗ trợ của các kỹ sư chuyên môn. Dung tích bể phụ thuộc vào quy mô và số người trong chu cư, nên chọn loại bể hiện đại, thiết kế tối ưu hóa nhằm giảm mùi hôi, ô nhiễm môi trường, tiết kiệm công sức và thời gian bảo dưỡng.
Xây hầm cầu gia đình
Diện tích hầm cầu cho hộ gia đình thông dụng là:
- Nhà có 1 - 2 phòng ngủ: tối thiểu 2.8m3;
- Nhà có 2 - 3 phòng ngủ: tối thiểu 3.8m3;
- Nhà có 3 - 4 phòng ngủ: tối thiểu 4.5m3;
- Nhà có 4 - 5 phòng ngủ: tối thiểu 5.7m3.
Lên phương án thuê nhân công
Nếu không có hiểu biết chuyên môn thì gia chủ cần thuê nhân công chuyên nghiệp, lên kế hoạch cẩn thận để tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư. Có thể dựa vào quy mô công trình mà ước tính số lượng nhân sự hoặc chọn gói thầu trọn gói để đảm bảo tiến độ.
Dự trù chi phí hợp lý
Lên kế hoạch tài chính, các khoản chi tiêu hợp lý cho việc xây bể phốt. Thực tế giá xây dựng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, vật liệu, …
Thông thường chi phí xây hầm cầu dao động 2.000.000 - 3.000.000đ/ m3 và giá nhân công là 250.000 - 300.000đ.
Ngoài ra, tường bể phốt là tường 10 sẽ tốn khoảng 55 viên gạch, còn tường 20 sẽ tốn 110 viên gạch.
Chọn vật liệu thích hợp
Chất liệu sẽ quyết định đến chất lượng và độ bền của bể, nếu chọn loại tốt thì hiệu quả công trình sẽ được nâng cao và kéo dài thời gian sử dụng.
>>>XEM THÊM:
- Hướng Dẫn Cách Đổ Bê Tông Cầu Thang Đạt Chuẩn
- Cách Tính Độ Dốc Tầng Hầm An Toàn Theo Tiêu Chuẩn
- [CHI TIẾT] Quy Trình Trát Tường 2 Lớp Phẳng, Mịn
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến cách xây bể phốt, hy vọng bạn đã nắm rõ được những lưu ý quan trọng khi xây và chọn được loại bể phù hợp với nhu cầu. Nếu cần thi công bể phốt chuyên nghiệp, uy tín, giá rẻ thì hãy liên hệ cho Xây Dựng An Thiên Phát qua hotline: 0908 836 369.