Nhà mái Thái là gì? BẬT MÍ ưu điểm nổi bật của nhà ở mái Thái

Nhà mái Thái là gì? BẬT MÍ ưu điểm nổi bật của nhà ở mái Thái
Ngày đăng: 23/03/2023 06:30 PM

Nhà mái thái là gì? Hạng mục nhà ở mái thái sẽ có những ưu nhược điểm gì đáng chú ý? Hãy cùng Xây Dựng An Thiên Phát tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong bài viết sau đây.

Từ lâu, nhà ở mái thái luôn được lòng nhiều chủ nhà bởi tính thẩm mỹ và sự tiện nghi của hạng mục này mang lại, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Vậy nhà mái thái là gì? Làm sao để lợp nhà mái thái đúng chuẩn? Nội dung sau đây được Xây Dựng An Thiên Phát chia sẻ chắc chắn sẽ giúp bạn thấu hiểu được toàn bộ thắc mắc trên.

Nhà mái Thái là gì?

Nhà mái Thái là gì?

Nhà ở mái Thái là kiểu nhà theo lối kiến trúc thấp tầng (chủ yếu là 1 trệt 1 tầng hoặc gác lửng), theo đó phần mái có độ dốc khá lớn và các bộ phận thiết kế từ phần mái, cửa chính, cửa sổ, mái che đều mang một nét kiến trúc Thái Lan đặc trưng.

Hiện nay, mẫu nhà này rất thịnh hành tại các vùng thôn quê và cả thành thị, đa số mái Thái đều có thể áp dụng cho công trình nhà 1 tầng, 2 tầng thậm chí 3 tầng lầu. Ngoài ra, người ta có thể sáng tạo ra nhiều mẫu mã khác nhau như ngói sóng lớn, ngói sóng nhỏ hoặc mái giả đá.

Ưu nhược điểm của nhà mái thái

Tương tự như các hệ thống mái khác, cấu trúc mái Thái cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt có thể được kể đến như sau.

Ưu nhược điểm của nhà mái thái

Ưu điểm

Hạng mục này nổi bật ở tính năng tản nhiệt rất tốt, mái có khả năng chống chọi tốt với sức nóng của ánh nắng mặt trời. Cùng với đó, sở hữu độ dốc lớn nên lượng nước mưa trên mái sẽ được thông thoát rất nhanh, hạn chế khả năng ứ đọng trên mái đồng thời mái cũng chống dột, chống thấm hiệu quả.

Phần mái Thái phù hợp với nhiều công trình nhà ở khác nhau, vì thế mà tính ứng dụng của hệ thống mái này rất cao. Bên cạnh đó, nhu cầu của mọi người ngày càng cao, kiến trúc sư luôn luôn thay đổi và cập nhật thêm nhiều thiết kế mới lạ, mà mái Thái là cấu trúc mái hầu như có thể “cân” được mọi loại thiết kế.

Nói về nét đẹp của mái Thái thì đây là cấu trúc mái tôn lên được vẻ đẹp thanh thoát, cao ráo cho ngôi nhà. Nếu đã quá chán với lối kiến trúc nhà ở vuông vắn, cứng rắn thì nhà ở mái Thái sẽ một làn gió mới mà bạn có thể áp dụng, đây là yếu tố giúp ngôi nhà trở nên thu hút hơn rất nhiều.

Theo quan niệm từ xa xưa thì nhà ở mái Thái giúp cho căn nhà tránh bị tích tụ hung khí, vận đen ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe của gia chủ. Phần mái dốc sẽ cuốn tất cả khí xấu ra khỏi mái, tránh bị ứ đọng tà khí, từ đó mang đến sự may mắn cho gia chủ.

Nhược điểm

Mặc dù mang nhiều ưu điểm là vậy nhưng nhà ở mái Thái cũng tồn đọng những hạn chế riêng biệt. Cụ thể như sau:

Lưu ý khi sử dụng mái thái cho nhà ở

Như đã đề cập thì kỹ thuật để thi công mái Thái có phần phức tạp, do vậy mà trong quá trình thi công bạn cần phải lưu ý đến một số điểm sau:

Cách thi công nhà ở mái thái đúng chuẩn

Cách thi công nhà ở mái thái đúng chuẩn

Để có thể thi công thiết kế được mái Thái, bạn có thể thực hiện bằng các cách được An Thiên Phát chỉ dẫn sau đây.

Hàng mè đầu tiên: 34,5m;

Hàng mè đỉnh mái: 4 - 6m;

Các thanh mè ở giữa: chia đều trong khoảng từ 32 - 34cm và không nên vượt quá 34cm

Lưu ý: phần mái cần vuông góc với nhà và có độ chênh lệch giữa các thanh mè trên một mặt phẳng mái nhỏ hơn hoặc lớn hơn 5mm.

Lợp ngói chính giữa trước, sau đó xen kẽ theo kiểu lợp ngói âm dương

Lợp tiếp từ phải sang trái, viên ngói đầu tiên cách 3cm từ mép ngoài tấm ván bên hông;

Các viên ngói áp sát với nhau, đồng thời 10 viên ngói thì nên dùng dây căng dọc theo mái nhằm đảm bảo các viên ngói được lợp thẳng hàng;

Sử dụng vít thép 6cm để cố định viên ngói vào thanh mè, khoảng cách tối thiểu nên cách 1 hàng để đảm bảo ngói được chắc chắn hơn.

Trước tiên, 1 cạnh ngói rìa phải ốp sát vào tấm ván hông hoặc sắt hộp 3x6cm, các cạnh còn lại lắp ôm sát vào sóng dương ngói chính, đầu trên ngói rìa sát với đuôi các hàng lợp bên trên;

Dùng sắt hộp 3x6cm bằng 2 vít thép 6m để cố định ngói rìa vào tấm ván không được chắc chắn nhằm đảm bảo khi xảy ra bão lớn thì phần mái vẫn không bị ảnh hưởng.

Lắp đặt tiếp ngói nóc bằng hệ thống tấm lợp thay vữa CPAC Monier hoặc dùng vữa dẻo khô để liên kết các mảnh ngói lại với nhau.

Mạch hồ vữa cần phải đều với nhau và cao khoảng tầm 2,5cm tính từ sóng dương ngói chính. Nếu sử dụng sơn thì chỉ cần sơn lại các mặt hồ, vết cắt sao cho màu sơn hòa quyện với phần ngói là được. Không nên dùng màu sơn tương phản với ngói bởi điều này ảnh hưởng xấu đến độ thẩm mỹ vốn có của ngói;

Cuối cùng lắp đặt nóc thẳng hàng và ghép sát lại với nhau, lưu ý trong quá trình ghép cần phải cẩn thận nhằm đảm bảo không có bất kỳ viên ngói nào bị vỡ để tránh gây ra tình trạng dột khi trời mưa to.

>>>XEM THÊM:

Qua bài viết vừa được xaydunganthienphat.com.vn chia sẻ, chúng tôi hy vọng bạn có thể biết được nhà mái Thái là gì cũng như cách thi công nhà ở mái thái. Hãy chia sẻ nội dung này đến với nhiều người cùng biết đến nếu bạn cảm thấy hữu ích nhé.

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
0908836369