Phương pháp ép cọc neo là gì? Tại sao phương pháp này được sử dụng phổ biến trong công trình nhà ở? Hãy cùng Xây Dựng An Thiên Phát tìm hiểu ngay sau đây.
Các công trình nhà ở dân dụng, nhà trong các hẻm nhỏ thường sử dụng phương pháp ép cọc neo để tiết kiệm chi phí, đảm bảo khoảng cách an toàn khi ép cọc với các ngôi nhà lân cận và không làm ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Vậy ép cọc neo là gì? Xây Dựng An Thiên Phát sẽ giới thiệu toàn bộ thông tin về phương pháp này ngay sau đây. Hãy theo dõi ngay nhé!
Ép cọc neo là gì?
Ép cọc neo là phương án thi công sử dụng mũi neo khoan sâu vào lòng đất làm đối trọng, quy trình thực hiện tương tự với phương pháp ép cọc tải với các thiết bị chuyên dụng sau:
- Mũi khoan neo: Chiều dài mũi khoan tùy thuộc vào địa chất của khu vực thi công, thường là 1.5m, đường kính 30cm, độ dài cánh neo khoảng 15mm. Các mũi khoan được liên kết với nhau bằng chốt cài, số lượng chốt cài phụ thuộc vào địa hình công trình;
- Máy ép thủy lực: Máy ép thủy lực sẽ bơm và tạo ra lưu lượng trong hệ thống. Các cụm xilanh, motor, valve, đường ống và ma sát trong hệ thống thủy lực của máy ép sẽ làm cản trở lưu lượng và tạo ra áp suất.
Ưu và nhược điểm của phương pháp ép cọc neo
Thi công ép cọc neo có những ưu và nhược điểm nhu sau:
Ưu điểm
Những ưu điểm vượt trội mà phương pháp ép cọc neo mang lại là:
- Tiết kiệm chi phí;
- Phù hợp với các diện tích thi công hẹp trong các hẻm đô thị;
- Không tạo tiếng ồn khi thi công, không làm ảnh hưởng khu vực xung quanh;
- Thời gian thi công nhanh chóng, chỉ từ 1 - 3 ngày;
- Đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến các công trình xung quanh;
- Thuận tiện trong việc kiểm soát và kiểm tra cọc ép;
- Đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, độ chính xác, không làm hư hỏng, vỡ cọc.
Nhược điểm
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau:
- Khả năng chịu lực chỉ từ 40 - 45 tấn, thua xa khả năng chịu lực của ép cọc tải sắt (60 - 150 tấn);
- Chỉ ứng dụng cho các công trình dân dụng có quy mô vừa và nhỏ;
- Không dùng cho công trình nhà cao tầng có quy mô và tải trọng lớn.
Độ sâu ép cọc neo là bao nhiêu?
Ép cọc neo có thể đạt đến độ sâu:
- Đối với khu vực đất yếu: Mũi neo đối trọng cắm sâu 15 - 20m, cọc bê tông cốt thép ép sâu 35 - 40m;
- Đối với khu vực đất cứng: Mũi neo đối trọng cắm sâu 3 - 5m, cọc bê tông ép sâu 3 - 6m.
Tải trọng tối đa khi ép cọc neo
Tải trọng ép neo phụ thuộc vào đường kính cánh neo và công suất máy ép. Thông thường đường kính cánh neo 30 - 35cm, động cơ oto xi lanh thẳng hàng dung tích 2.5 - 3.5 lít sẽ tạo ra công suất cực đại 175 - 250 mã lực với 6000 vòng/ phút, tải trọng ép neo tối đa đạt 40 - 45 tấn.
Những điều cần lưu ý khi ép cọc neo
Để đảm bảo an toàn thi công và chất lược cọc ép cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Khảo sát địa chất và lựa chọn phương án thi công phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi khi tiến hành và đảm bảo chất lượng công trình;
- Xác định vị trí tim cọc và bố trí cọc tại mặt bằng đúng số lượng và khoảng cách theo bản vẽ thiết kế;
- Giám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt từng giai đoạn trong quá trình thi công, đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật, tiêu chí an toàn và chất lượng;
- Trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị đề đạt độ chính xác tuyệt đối, công trình được thực hiện liên tục, tiết kiệm thời gian và công sức.
>>>XEM THÊM:
- Biện Pháp Thi Công Tầng Hầm Nhà Phố An Toàn, Hiệu Quả
- Cáp Dự Ứng Lực Là Gì? Phân Loại, Ứng Dụng
- Đá Dăm Là Gì? Cấp Phối Đá Dăm Loại 1, Loại 2
Hy vọng qua những thông tin mà Xây Dựng An Thiên Phát vừa chia sẻ, bạn đã giải đáp được thắc mắc ép cọc neo là gì. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, đừng ngần ngại gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0908 836 369.