Biện Pháp Thi Công Tầng Hầm Nhà Phố An Toàn

Biện Pháp Thi Công Tầng Hầm Nhà Phố An Toàn
Ngày đăng: 03/02/2024 10:20 PM

Xây dựng nhà phố có tầng hầm đang là một phương án thiết kế được ưa chuộng hiện nay. Vậy biện pháp thi công tầng hầm nhà phố như thế nào? Hãy cùng Xây Dựng An Thiên Phát tìm hiểu ngay sau đây.

Ở thành phố, diện tích nhà phố thường hạn chế nên xây dựng thêm tầng hầm đã trở thành một giải pháp tối ưu, tạo nên không gian để xe và lưu trữ đồ đạc, tăng diện tích sử dụng phía trên mặt đất. Tuy nhiên việc thi công tầng hầm là một bài toán khó đối với các kiến trúc sư, đòi hỏi phải đáp ứng nhiều tiêu chí kỹ thuật, an toàn. Hãy cùng Xây Dựng An Thiên Phát tìm hiểu các biện pháp thi công tầng hầm nhà phố cơ bản được sử dụng hiện nay trong nội dung sau. Theo dõi ngay nhé!

Biện pháp thi công tầng hầm nhà phố

bien phap thi cong tang ham nha pho

Xây dựng tầng hầm là một hạng mục đòi hỏi kỹ sư và kiến trúc sư phải có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm, đặc biệt là đối với công trình nhà phố. Xây tầng hầm đồng nghĩa với việc phải đào sâu vào lòng đất, nên việc đảm bảo an toàn cũng là một vấn đề nan giải, nếu công trình ở khu vực đông dân cư, xung quanh có nhiều tòa nhà thì việc thi công sẽ càng khó khăn hơn.

Xây Dựng An Thiên Phát sẽ giới thiệu cho bạn 3 biện pháp cơ bản như sau:

Đào đất sau đó thi công nhà từ dưới lên

Đây là giải pháp được ứng dụng từ rất lâu trước đây và vẫn còn phổ biến cho đến tận ngày nay và thường dùng cho những dự án có chiều sâu hố đào không quá lớn, đất dính và có mặt bằng thi công rộng rãi.

Toàn bộ hố sẽ được đào sâu đến mặt móng. Có thể dùng phương pháp đào thủ công hoặc cơ giới tùy vào độ sâu, tình hình thủy văn, địa chất, khối lượng đất cần đào, khả năng cung cấp máy móc, nhân lực của nhà thầu thi công. Sau khi đào xong sẽ tiến hành xây dựng từ dưới lên.

Tuy nhiên phương án này thường làm thành của hố bị mất ổn định, sụt lún xung quanh hố đào. Để khắc phục tình trạng trên có thể gia cố thành hố bằng tường đất, cừ tràm, cọc bê tông, cọc thép thưa, sau đó ghép ván hoặc phun vữa bê tông giữa 2 cọc để giữ đất, dùng cọc khoan nhồi khoan liên tục liền nhau để tạo thành vách cho hố đào.

Ưu điểm của việc đào đất xây tầng hầm là:

Bên cạnh đó, phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm:

Dùng tường chắn đất

Đây là hình thức thi công tầng hầm bằng cừ Larsen và cũng được sử dụng khá phổ biến, sẽ thi công tường bao trước rồi sau đó đào đất trong lòng tường bao đến đáy tầng hầm.

Tường chắn đòi hỏi phải đảm bảo cường độ và độ ổn định dưới áp lực đất và các tải trọng cắm sâu vào đất, neo trong đất hoặc chống đỡ trong lòng hố ở nhiều cấp khác nhau. Những giải pháp chống đỡ thành hố thường dùng là tường cừ thép, tường cừ cọc xi măng đất, tường cừ barrette.

Biện pháp xây tầng hầm Top Down

Biện pháp Top Down sẽ tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí thi công với quy trình bắt đầu xây từ tầng trệt lên trên, sau khi bê tông của tầng trệt đạt mức ổn định thì sẽ thi công từ trệt xuống dưới.

Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật rất phức tạp, rất khó để cơ giới hóa khi đào đất, không gian thi công chật hẹp, điều kiện thi công kín nên phải có bổ trợ hệ thống thông gió và ánh sáng đầy đủ.

Đơn vị thi công tầng hầm nhà phố an toàn, chất lượng, giá rẻ

don vi thi cong tang ham nha pho an toan chat luong gia re

Với hàng chục năm kinh nghiệm thiết kế và xây dựng các công trình lớn nhỏ, Xây Dựng An Thiên Phát tự tin là đơn uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu thi công tầng hầm nhà phố đảm bảo toàn, chất lượng, giá cả phải chăng.

Khi sử dụng dịch vụ tại công ty chúng tôi bạn sẽ được bảo đảm:

>>>XEM THÊM:

Qua nội dung mà Xây Dựng An Thiên Phát vừa chia sẻ, hy vọng bạn đã nắm được các biện pháp thi công tầng hầm nhà phố được sử dụng hiện nay. Nếu có nhu cầu xây dựng bất cứ hạng mục công trình nào hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 0908 836 369.

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
0908836369