Độ chối khi ép cọc thể hiện khả năng chịu tải của nền móng. Vì vậy trước khi thi công, đơn vị xây dựng sẽ tiến hành đóng cọc thử nghiệm để tính toán chính xác độ chối nhằm đảm bảo không có bất cứ sai sót nào trong quá trình xây dựng. Xây Dựng An Thiên Phát sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về độ chối của cọc trong nội dung sau đây. Hãy theo dõi ngay nhé!
Để gia tăng khả năng chịu lực cho nền móng, đảm bảo kết cấu công trình vững chắc, hạn chế tình trạng sụt lún, người ta thường sử dụng phương pháp ép cọc. Để thực hiện quy trình ép cọc đúng kỹ thuật, an toàn, hiệu quả, chất lượng, trước tiên cần phải tiến hành ép thử cọc để kiểm tra và tính toán độ chối khi ép cọc.
Vậy độ chối của cọc là gì? Tại sao cần phải tính độ chối và cách tính như thế nào? Hãy cùng Xây Dựng An Thiên Phát tìm hiểu trong nội dung sau đây. Theo dõi ngay nhé!
Độ chối của cọc là gì?
Độ chối của cọc là thuật ngữ chỉ khoảng cách tiêu chuẩn về độ cao của cọc, được sử dụng trong quá trình khảo sát và đóng cọc thử. Độ chối sẽ giúp cho việc đánh giá, đo lường thực tế chính xác, tránh sai sót khi thi công móng cọc.
Nếu đạt đến độ chối phù hợp thì cọc có thể chịu được tải trọng cao độ như thiết kế, đây là phương án duy nhất để có thể đưa ra quyết định phù hợp với các công trình đóng cọc.
Công thức tính độ chối của cọc
Công thức tính độ chối của cột như sau:
Trong đó:
- e: độ chối dư (cm);
- F: diện tích được tính theo chu vi ngoài của cọc (mm2);
- Ett: năng lượng tính toán của nhát đập (T.cm);
- QT: trọng lượng toàn phần của búa (T);
- ε2: =0,2 với cọc BTCT;
- q: trọng lượng của cọc (T);
- q1: phần trọng lượng của cọc đệm (T);
- K: hệ số an toàn của đất, (công trình dân dụng bằng 1,4);
- m: =1 cho búa đóng;
- P: khả năng chịu tải của cọc theo thiết kế (T);
- n: =150 với cọc BTCT, 500 với cọc thép.
Tuy nhiên trên thực tế, kết quả tính theo cco6ng thức này có độ chính xác không cao nên phải thực hiện quy trình đóng cọc thử đến độ chối của thiết kế rồi tiến hành thử tải mới quyết định độ chối của công trình.
Tại sao cần đóng cọc thử cho công trình?
Thử nghiệm thực tế sẽ giúp đánh giá chính xác mức độ chịu tải của cọc, kiểm tra các giá trị thiết kế và chất lượng quá trình thi công. 2 quy trình được sử dụng phổ biến trong kiểm thử đóng cọc là thí nghiệm tĩnh và động.
Nén tĩnh là phương pháp truyền thống có độ tin cậy cao nhất, các kết quả thử nghiệm tĩnh cọc tại hiện trường cho phép đánh giá khả năng chịu tải của cọc đơn dựa trên tải trọng tác dụng và chuyển vị được đo ở đầu cọc.
Lưu ý khi đóng cọc thử
Quy trình đóng cọc thử diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, đúng quy cách hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đó là: nguyên vật liệu, thiết bị, sự cẩn thận, tỉ mỉ của người thực hiện.
Khi đóng cọc thử cần lưu ý:
- Số lượng cọc sử dụng có thể dao động 0.5 - 1% tổng số cọc cho cả dự án, nhưng phải đảm bảo tối thiểu là 3 cọc;
- Nên dùng cọc bê tông cốt thép có số đo h = 19m, L = 24 cm và có mặt cắt 25 x 25 cm;
- Bề mặt sàn đóng cọc phải đảm bảo độ cứng, không được rung lắc làm ảnh hưởng đến việc đóng cọc;
- Cọc phải đạt các tiêu chuẩn về thiết kế, cần kiểm tra độ chính xác qua quá trình nghiệm thu;
- Tuân thủ độ chính xác và thực hiện quá trình đóng thử đúng quy cách.
>>>XEM THÊM:
- Ép Cọc Neo Là Gì? Những Điều Cơ Bản Cần Biết
- Biện Pháp Thi Công Móng Băng An Toàn, Đúng Kỹ Thuật
- Đá Dăm Là Gì? Cấp Phối Đá Dăm Loại 1, Loại 2
Xây Dựng An Thiên Phát vừa chia sẻ đến bạn toàn bộ thông tin liên quan đến độ chối khi ép cọc, hy vọng bạn đã hiểu được lý do tại sao cần phải tính toán độ chối khi xây dựng nền móng. Nếu còn chưa hiểu điều gì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0908 836 369.