Cốt đai có tác dụng gì trong hạng mục thi công phần thô công trình? Xây Dựng An Thiên Phát sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này thông qua nội dung được chia sẻ sau đây. Theo dõi ngay nhé!
Cốt đai là môt thành phần không thể thiếu torng các cấu kiện bê tông cốt thép dầm cột. Hiểu rõ các đặc điểm, vai trỏ của cốt đai sẽ giúp quá trình thi công được nhanh chóng, thuận lợi, chất lượng và tính an toàn của công trình được đảm bảo. Vậy cốt đai có tác dụng gì? Hãy cùng Xây Dựng An Thiên Phát tìm hiểu các thông tin được chia sẻ dưới đây. Hãy theo dõi ngay nhé!
Cốt đai là gì?
Cốt đai là một bộ phận của cốt thép có cấu tạo thành khung chắc chắn, có vai trò hứng chịu ứng lực do các co ngót gây ra, lực nén của bê tông, lực cắt của tác động, giúp nâng đỡ cố định các vị trí, hạn chế sai sót nở ngang khi đổ bê tông.
Cốt đai là yếu tố chủ chốt không chỉ cố định phần khung mà còn chịu đựng lực cắt, có khả năng uốn cong, làm tiền đề cho các nhu cầu khác và đảm bảo tính an toàn của công trình.
Đây là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong quá trình thi công cột nhà, nếu cốt đai không đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ công trình.
Cấu tạo của cốt đai
Cốt đai có thể có cấu tạo 1 nhánh, 2 nhánh hay 3 nhánh và đường kính nằm trong giới hạn 6 - 10mm tùy thuộc vào mục đích sử dụng, cụ thể là:
- Cốt thép chịu lực: Thường được bố trí theo thiết kế, đường kính từ 10 - 32mm, trong dầm b >= 150mm thì tối thiểu phải có 2 thanh để đảm bảo tính chắc chắn và an toàn, còn nếu b <150 thì có thể dùng 1 thanh;
- Cốt thép cấu tạo: Có tác dụng nâng đỡ, giữ cân bằng và ổn định giúp cốt đai không bị di chuyển, trong quá trình đổ bê tông sẽ hứng chịu nhiệt co ngót. Đường kính của cốt đai loại này thường nằm trong khoảng 10 -12mm và chiều cao trên 700mm nên phải đặt thêm cốt thép cấu tạo vào trong mặt bên;
- Cốt đai: Chịu tác động trực tiếp từ lực cắt, lực nén, đảm bảo sự kiên cố của các bộ phận khác, đường kính dao động 6 - 8mmva2 được buộc với cột dọc;
- Cốt thép xiên: Dùng để tăng khả năng chịu lực cắt của dầm khi có lực tăng nhanh trong thời gian ngắn.
Tại sao cốt đai phải có móc?
Cốt đai được thiết kế có móc theo nhiều kiểu dáng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Lý do mà cốt đai có móc là:
- Giúp vị trí của cột được ổn định, không bị xô lệch, giúp quá trình thi công đạt hiệu quả cao;
- Tạo liên kết an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn về kích thước, đảm bảo thiết kế không vượt quá điểm cần chịu ứng suất, nâng cao khả năng chịu lực;
- Móc giúp chống lại các chuyển động, hạn chế các tác động không tốt trong quá trình xây dựng;
- Giúp việc đổ bê tông đạt chất lượng tốt hơn, giữ vững vị trí đổ, ngăn bê tông tách ra bên ngoài làm ảnh hưởng đến chất lượng cột;
- Chống trượt thép bê tông và giữ thép ở vị trí cố định.
Cách sử dụng cốt đai
Lực cắt trong sàn không lớn và chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ nên sẽ không được tình toán trước khi đưa vào thực tế. Những điểm có tải trọng lớn sẽ thực hiện tính toán bình thường và có thể có thêm bản vẽ phác họa nếu dự án khó.
Cẩu lắp trong xây dựng có cấu tạo momen lực âm và lực dương nên cọc trong thép cần phải nằm đều nhau để gia tăng khả năng chịu tải. Ngoài ra, để tránh tình trạng vỡ đầu cọc thì cốt đai ở đầu mỗi cọc phải có đường kính to và dày.
>>>XEM THÊM:
- Ép Cọc Neo Là Gì? Những Điều Cơ Bản Cần Biết
- Biện Pháp Thi Công Móng Băng An Toàn, Đúng Kỹ Thuật
- Độ Chối Khi Ép Cọc - Công Thức & Lưu Ý Khi Ép Cọc
Qua những thông tin mà Xây Dựng An Thiên Phát vừa nêu trên, hy vọng bạn trả lời được câu hỏi cốt đai có tác dụng gì. Nếu còn vấn đề nào chưa rõ liên quan đến cốt đai hãy nhanh chóng gọi đến hotline: 0908 836 369, nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.