Khi muốn xây dựng một dự án công trình, chúng ta sẽ hợp tác và làm việc với nhà thầu. Vậy nhà thầu xây dựng là gì? Hãy cùng Xây Dựng An Thiên Phát tìm hiểu ngay sau đây.
Để xây dựng một công trình đảm bảo đáp ứng đầy đủ công năng sử dụng, tính an toàn, tính thẩm mỹ và chất lượng cao phải lựa chọn nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp, uy tín, có nhiều kinh nghiệm và chuyên cao. Vậy nhà thầu xây dựng là gì? Nếu bạn vẫn chứa biết về tính chất công việc của một nhà thầu thì hãy cùng Xây Dựng An Thiên Phát tìm hiểu ngay sau đây.
Nhà thầu xây dựng là gì?
Nhà thầu xây dựng (chủ thầu) là đơn vị có đáp ứng đầy đủ các chức năng và năng lực thi công xây dựng các dự án công trình cho chủ đầu tư. Quy trình thực hiện sẽ dựa trên hợp đồng được ký kết giữa 2 bên, chủ thầu sẽ chịu trách nhiệm về mặt pháp luật nếu công trình hoặc chất lượng của công trình xảy ra vấn đề.
Nhà thầu uy tín, chuyên nghiệp sẽ có đầy đủ các giấy tờ pháp lý, chứng chỉ hành nghề liên quan, đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ thuật viên, giám sát viên, thợ thi công lành nghề, trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng cần thiết và có nhiều năm kinh nghiệm.
Phân loại nhà thầu xây dựng
Nhà thầu xây dựng được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí như sau:
Phân loại theo vai trò
Về vai trò chức năng sẽ có:
- Nhà thầu chính: Là cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm chính khi dự thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà đầu tư;
- Nhà thầu phụ: Làm việc trực tiếp với nhà thầu chính và thực hiện các gói thầu đã ký với nhà thầu chính.
Một công trình có rất nhiều hạng mục, công việc cần phải thực hiện, vì vậy để đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng tốt nhất, nhà thầu sẽ ký hợp đồng giao khoán với nhà thầu phụ là bên thứ ba để thực hiện các công việc chuyên môn.
Phân loại theo quốc tịch
Dựa trên quốc tịch, chủ thầu lại phân thành:
- Nhà thầu trong nước: Là cá nhân/ tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam và thường mang quốc tịch Việt Nam;
- Nhà thầu nước ngoài: Là cá nhân/ tổ chức được thành lập theo pháp luật của một quốc gia khác, thường mang quốc tịch nước ngoài nhưng có tham gia dự thầu tại Việt Nam.
Phân loại theo tư cách
Phân loại theo tư cách gồm có:
- Nhà thầu độc lập: Là cá nhân/ tổ chức thực hiện các công việc dựa trên hợp đồng với một doanh nghiệp và không chịu sự kiểm soát của khách hàng;
- Nhà thầu liên danh: Là hình thức hợp tác giữa các chủ thầu trong một dự án, liên danh sẽ kết thúc khi hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng.
Phân loại theo chức năng
Dựa trên chức năng có các phân loại sau:
- Nhà thầu tư vấn;
- Nhà thầu thi công;
- Nhà thầu đánh giá, thẩm định;
- Nhà thầu khác.
Quyền và trách nhiệm của chủ thầu xây dựng
Trong một dự án đầu tư, nhà thầu xây dựng có những quyền và nghĩa vụ sau:
Quyền của nhà thầu
Dựa trên Khoản 1 Điều 28 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, những quyền của chủ thầu bao gồm:
- Kiểm soát tất cả phương tiện và biện pháp thi công trong phạm vi công trường của tổng thể dự án;
- Bổ sung hoặc thay thế các nhà thầu phụ nếu cần nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ, chi phí thi công của hợp đồng sau khi được chủ đầu tư chấp thuận;
- Lựa chọn nhà thầu phụ bằng hình thức đấu thầu hoặc chỉ định phù hợp.
Trách nhiệm của nhà thầu
Ở Khoản 2 Điều 28 Nghị định 37/2015/NĐ-CP có quy định những nghĩa vụ của nhà thầu được tóm tắt lại như sau;
- Tổ chức điều hành công trường, điều phối nhà thầu phụ sử dụng hợp lý công trình phụ trợ, công trình phục vụ thi công, bảo vậ mặt bằng và trật tự an ninh công trường. Nhà thầu phụ phải tuân cheo các chỉ thị của chủ thầu chính trong việc điều hành công trường;
- Lập kế hoạch, thỏa thuận với chủ đầu tư về tiến độ, hạng mục thi công và chi phí;
- Cung ứng vật tư, trang thiết bị cho công trình dựa trên hợp đồng;
- Quản lý và đảm bảo chất lượng công trình xây dựng;
- Tổ chức, điều phối và quản lý các hoạt động trên công trường, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn cháy nổ, an toàn lao động và an ninh công trường;
- Đào tạo cán bộ quản lý và công nhân, chuyển giao công nghệ và bàn giao bản vẽ, tài liệu kỹ thuật liên quan đến việc vận hành, sử dụng và bảo trì công trình;
- Thử nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử toàn bộ công trình và bàn giao cho chủ đầu tư;
- Bảo hành công trình theo hợp đồng;
- Chịu trách nhiệm pháp luật về các vấn đề phát sinh liên quan đến công trình, chất lượng công trình và các vấn đề liên quan đến nhà thầu phụ.
>>>XEM THÊM:
- Chứng Chỉ Năng Lực Xây Dựng Có Bắt Buộc Không? [GIẢI ĐÁP]
- Hướng Dẫn Nghi Thức Làm Phép Khởi Công Xây Nhà A - Z
- Cách Xem Tuổi Làm Nhà Chính Xác Theo Phong Thủy
Qua những thông tin mà Xây Dựng An Thiên Phát chia sẻ, hy vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc nhà thầu xây dựng là gì. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin hay.