Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì? Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không? Hãy cùng Xây Dựng An Thiên Phát tìm hiểu ngay sau đây.
“Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?” - đây là câu hỏi được các tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động và đang có dự định thành lập trong lĩnh vực xây dựng cực kỳ quan tâm. Để giải đáp chính xác, tường tận, rõ ràng cho câu hỏi này, hãy cùng Xây Dựng An Thiên Phát tham khảo ngay nội dung sau đây.
Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?
Chứng chỉ năng lực xây dựng là bản đánh giá năng lực sơ lược của Sở Xây Dựng hay Bộ Xây Dựng dành cho các doanh nghiệp, công ty, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, trong chứng chỉ sẽ thể hiện đầy đủ điều kiện và quyền hạn của đơn vị khi hoạt động ở Việt Nam. Thời hạn của chứng chỉ năng lực có giá trị 10 năm kể từ ngày cấp.
Dựa theo thông tin tại điều 59-67 Nghị Định 59/2015/NĐ-Cp và Tông tư 17/2016/TT-BXD, để tham gia các hoạt động xây dựng trong nước ta thì bắt buộc phải có loại chứng chỉ này. Bên cạnh đó, điều 57 nghị định 42/2017/NĐ-CP cũng đã nêu rõ rằng không có bất kỳ tổ chức, cá nhân nào được tham gian nghiệm thu, quyết toán hay đấu thầu công trình nếu không có chứng chỉ năng lực xây dựng.
Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
Để được xem xét và cấp chứng chỉ đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủng những tiêu chí như sau:
- Đã có giấy kinh doanh hợp pháp hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp từ cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Đối tượng tham gia hoạt động xây dựng phải là những cá nhân có chức vụ chủ chốt, quan trọng, có hợp đồng lao động rõ ràng với đơn vị xin cấp chứng chỉ năng lực;
- Đối tượng chủ chốt tham gia các dự án, công trình đặc thù phải có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề tương ứng, phải được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn dựa trên lĩnh vực công trình, chẳng hạn như dự án nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, vật liệu nổ, điện hạt nhân, …
Các loại chứng chỉ năng lực xây dựng theo lĩnh vực
Tùy theo từng hạng mực mà đơn vị hoạt động mà cũng sẽ có nhiều loại chứng chỉ khác nhau được phân theo cấp bậc I, II, III. Đó là:
Chứng chỉ năng lực tư vấn quản lý dự án
- Hạng I: Được quản lý các dự án cùng loại;
- Hạng II: Được quản lý các dự án nhóm B cùng loại trở xuống;
- Hạng III: Được quản lý các dự án nhóm C và các công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng
- Hạng I: Được thực hiện khảo sát xây dựng tất cả các dự án và cấp công trình cùng loại;
- Hạng II: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án đến nhóm B, công trình đến cấp II cùng loại;
- Hạng III: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án đến nhóm C, công trình đến cấp III cùng loại;
Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình
- Hạng I: Được thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại;
- Hạng II: Được thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;
- Hạng III: Được thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.
Chứng chỉ năng lực tư vấn và lập quy hoạch xây dựng
- Hạng I: Được lập các loại đồ án quy hoạch xây dựng;
- Hạng II: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, liên huyện, huyện, quy hoạch chung xây dựng đô thị loại II trở xuống, quy hoạch khu chức năng đặc thù cấp tỉnh, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Hạng III: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng đô thị loại IV trở xuống, quy hoạch khu chức năng đặc thù cấp huyện, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch xây dựng nông thôn.
Chứng chỉ năng lực thiết kế và thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
- Hạng I: Được thiết kế và thẩm tra thiết kế công trình cùng loại các cấp;
- Hạng II: Được thiết kế và thẩm tra thiết kế công trình cùng loại cấp II trở xuống;
- Hạng III: Được thiết kế và thẩm tra thiết kế công trình cùng loại cấp III trở xuống.
Chứng chỉ năng lực giám sát, thi công và kiểm định xây dựng
- Hạng I: Được giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại;
- Hạng II: Được giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;
- Hạng III: Được giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.
Chứng chỉ năng lực lập, thẩm tra dự án đầu tư và xây dựng công trình
- Hạng I: Được lập và thẩm tra các dự án cùng loại;
- Hạng II: Được lập và thẩm tra các dự án nhóm B cùng loại trở xuống;
- Hạng III: Được lập và thẩm tra các dự án nhóm C và báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng cùng loại.
Chứng chỉ năng lực tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Hạng I: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với tất cả các dự án;
- Hạng II: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án nhóm B trở xuống;
- Hạng III: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án nhóm C và các dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
>>>XEM THÊM:
- Phong Thủy Cầu Thang Nhà Ống - Kiêng Kị Cần biết
- Hướng Dẫn Nghi Thức Làm Phép Khởi Công Xây Nhà A - Z
- Cách Xem Tuổi Làm Nhà Chính Xác Theo Phong Thủy
Hy vọng bạn đã có thể trả lời đươc câu hỏi “Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?” qua những gì mà Xây Dựng An Thiên Phát vừa chia sẻ. Hãy theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!