Xây Dựng An Thiên Phát sẽ chia sẻ kinh nghiệm xây nhà từ A đến Z trong nội dung sau đây. Nếu bạn đang chuẩn bị xây nhà thì không nên bỏ qua nội dung này. Hãy theo dõi ngay nhé!
Xây nhà là một việc quan trọng, cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Chắc hẳn với những người không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng và không biết nên bắt đầu chuẩn bị từ đâu. Chính vì thế, Xây Dựng An Thiên Phát sẽ chia sẻ những kinh nghiệm xây nhà thực tế mà chúng tôi đã tích lũy trong suốt quá trình hành nghề để giúp bạn chuẩn bị tốt hơn. Hãy tham khảo ngay nội dung sau đây.
Bước 1: Xác định nhu cầu sử dụng nhà ở
Bạn cần xác định rỏ nhu cầu và mục đích xây nhà của mình để sắp xếp, phân chia các khu vực chức năng hợp lý như phòng khách, phòng khách, phòng tắm, phòng bếp, nhà vệ sinh, … Những thông tin cần thống kê, xác định là:
- Mục đích xây: ở, kinh doanh, cho thuê, …
- Thành viên sinh sống: số lượng, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, …
- Người thường xuyên ghé thăm hoặc ở lại nhà chơi…
Bước 2: Xác định quy mô xây dựng
Khi biết được số người sẽ sinh sống trong nhà, bạn sẽ xác định được các khu vực chức năng trong nhà, số tầng, tổng diện tích sàn, … Sau đó, bạn cần tìm hiểu một số quy định trong xây dựng về: chiều cao, số tầng, diện tích tối đa được phép xây dựng.
Bước 3: Dự tính tổng chi phí xây dựng
Bạn cần phải tính toán thật chi tiết, cẩn thận chi phí xây dựng nhà ở:
- Nếu xây trên mặt bằng đã có nhà sẵn thì phải tốn thêm phí tháo dỡ và san lấp mặt bằng;
- Nếu nền đất xây yếu thì phải tốn thêm phần gia cố móng để đảm bảo sự vững chắc cho công trình;
- Phí cấp phép xây dựng sẽ phụ thuộc vào diện tích và khu vực xây dựng;
- Chi phí xây dựng cơ bản = chi phí xây dựng phần thô + chi phí xây dựng phần hoàn thiện + chi phí nhân công + giám sát công trình + chi phí thuê nhà thầu;
- Tiền sắm sử vật tư, thiết bị phụ thuộc vào thương hiệu sản xuất và quy mô xây dựng, đây cũng là hạng mục chiếm khá nhiều chi phí;
- Chi phí thiết kế phụ thuộc vào phong cách kiến trúc muốn hướng đến là đơn giản hay phức tạp;
- Ngoài ra, trong quá trình thi công cũng sẽ không thể tránh khỏi việc phát sinh thêm một số chi phí khác, vì vậy bạn cần dự trù thêm 10% trên tổng ngân sách.
Bước 4: Tìm hiểu phong thủy
Yếu tố phong thủy sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ và các thành viên trong gia đình. Những yếu tố cần chú ý là: hướng xây, năm xây, thế đất, hình dáng ngôi nhà, ngày giờ phá dỡ/ động thổ/ cất nóc/ nhập trạch, …
Bước 5: Tìm kiếm đơn vị thiết kế
Trước khi đưa ra yêu cầu với kiến trúc sư, bạn cần phải định hình lại tổng thể ngôi nhà để truyền tải đầy đủ ttho6ng tin, từ đó kiến trúc sư mới đưa ra phương án tối ưu nhất cho bạn. Các nội dung cần chuẩn bị là:
- Phong cách thiết kế;
- Hướng nhà;
- Màu sắc chủ đạo;
- Số tầng, số phòng;
- Sở thích của các thành viên;
- Yêu cầu đặc biệt: sân vươn, sân thượng, ban công, bể bơi, giếng trời, …
- Các quy định về xây dựng của địa phương.
Bước 6: Xin giấy phép xây dựng
Tiếp theo, bạn cần chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép xây dựng và cho cơ quan có thẩm quyền, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
- Bản sao xác thực chứng minh quyền sở hữu đất;
- Bản sao bản thiết kế xây dựng;
- Nếu là công trình xây dựng liền kề thì phải có thêm bản cam kết đảm bảo an toàn xây dựng đối với công trình kế bên.
Sau khoảng 15 ngày nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được giấy phép.
Bước 7: Lựa chọn đơn vị thi công
Có 3 phương án lựa chọn nhà thầu xây dựng, đó là:
- Chỉ thuê nhân công;
- Khoán 1 phần cho nhà thầu;
- Khoán toàn bộ gói thầu.
Trrong đó, phương án khoán toàn bộ gói thầu là phương án tối ưu nhất, giúp việc thi công đảm bảo nhanh chóng, đúng tiến độ, dễ dàng kiểm soát, thống nhất.
Bên cạnh đó, bạn cần chọn đơn vị thi công uy tín, có nhiều kinh nghiệm và giấy phép kinh doanh. Ngoài ra, cần để nhà thầu và kiến trúc sư thảo luận, thống nhất phương án thi công để tránh sai lệch bản vẽ hoặc chậm trễ tiến độ công trình.
Bước 8: Ký kết hợp đồng với nhà thầu
Lập hợp đồng ràng buộc sẽ giúp nhà thầu có trách nhiệm hơn trrong việc xây dựng, tránh phát sinh chi phí bất hợp lý, chậm tiến độ, sai thiết kế, dùng vật tư kém chất lượng, …
Bước 9: Tìm người giám sát thi công
Trong quá trình xây nhà, nếu không giám sát chặt chẽ thì có thể xảy rra những tình huống như bị trộm vật liệu, tiền bạc, thi công ẩu hoặc kéo dài thời gian, có sai phạm so với thiết kế, … Vì vậy bạn cần tìm người có chuyên môn để giám sát công trình nghiêm ngặt.
Bước 10: Làm quen với hàng xóm lân cận
Một việc nửa mà ít người biết tới, đó là làm quen với hàng xóm sống xung quanh để việc thi công thuận lợi hơn, khi dọn vào nhà sinh sống thì sẽ dễ hơn và có thể nhờ giúp đỡ khi cần. Nguyên nhân là vì:
- Tiếng ồn trong quá trình xây dựng có thể làm phiền hàng xóm;
- Công trình của bạn có thể làm ảnh hưởng đến nhà hàng xóm như: nứt tường, sụt lún nền nhà, … Bạn nên kiểm tra kỹ trước khi xây là chụp hình lại làm bằng chứng nếu có tranh chấp;
- Hướng nhà của bạn có thể ảnh hưởng đến đường đi hoặc phong thủy nhà hàng xóm;
- Trong quá trình thi công có thể nhờ hàng xóm cất giữ vật liệu, dùng nhờ điện nước, …
>>>XEM THÊM:
- Cốt Đai Có Tác Dụng Gì? Cấu Tạo & Cách Sử Dụng
- Giá Nhân Công Xây Tường Rào Trọn Gói Mới Nhất Hiện Nay
- Chi Phí Xây Phòng Trọ 20m2 Chi Tiết, Cập Nhật Mới Nhất
Hy vọng qua những kinh nghiệm xây nhà mà Xây Dựng An Thiên Phát vừa chia sẻ, bạn đã không còn bị lúng túng và có thể chuẩn bị tốt cho quá trình xây nhà của mình. Đừng quên theo dõi trang web của chúng tôi thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác.