Diện tích xây dựng là gì và Diện tích sàn, diện tích tính phí là gì? làm thế nào để tính được diện tích xây dựng nhà ở? Trong bài viết này Xây Dựng An Thiên Phát sẽ giải đáp và hướng dẫn đầy đủ đến bạn. Cùng tham khảo nhé.
Có thể nói diện tích xây dựng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chi phí xây dựng nhà ở, do thế bạn cần phải biết tính toán diện tích cho từng loại công trình khác nhau. Để có thể biết rõ hơn diện tích xây dựng là gì và diện tích sàn, diện tích tính phí kèm cách tính diện tích đúng chuẩn thì bạn có thể tham khảo qua nội dung trong bài viết này.
Diện tích xây dựng là gì?
Diện tích xây dựng (DTXD) là diện tích của toàn bộ khuôn viên lô đất sử dụng để thi công xây dựng và được tính trên diện tích thực tế của công trình xây dựng theo đơn vị m2 bao gồm: diện tích mặt bằng, diện tích sân, vỉa hè, lề đường hoặc các không gian trống liền kề khác.
Theo đó, việc tính toán được diện tích đất xây dựng công trình sẽ có thể mang đến những tác dụng như sau:
- Nắm rõ được chi phí cho từng hạng mục cần thi công;
- Dự toán được tổng chi phí xây dựng bao gồm cả chi phí xây nhà phần thô và xây dựng trọn gói;
- Dự toán được kinh phí vật tư xây dựng;
- Dự trù được số lượng và khối lượng vật tư cần sử dụng cho từng khu vực.
Các loại diện tích trong xây dựng nhà ở
Hiện tại trong xây dựng sẽ có 3 loại diện tích phổ biến được nhắc đến đó là:
Diện tích sàn xây dựng là gì?
Diện tích sàn xây dựng hay diện tích mặt sàn xây dựng là tổng diện tích có thể sử dụng của một công trình (ban công, hành lang, tầng mái, sàn tầng kỹ thuật, tầng tum, tầng hầm hoặc nửa hầm...). Đây được xem là một phần của diện tích xây dựng dùng để dự toán mức đầu tư xây dựng cho công trình.
Để tính được diện tích sàn xây dựng thì bạn có thể tham khảo như sau:
- Diện tích sàn xây dựng cho nhà biệt thự, liền kề, căn hộ: Diện tích sàn xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + Diện tích khác (móng, tầng hầm, sân, mái…)
- Nếu sàn xây dựng có 1 tầng thì sẽ được tính từ mép ngoài của phần tường bao và sẽ bao gồm diện tích nằm trong phạm vi 1 tầng + diện tích hành lang + các phần phụ khác.
- Tổng diện tích sàn xây dựng sẽ bằng tổng diện tích sàn các tầng cộng với các phần diện tích khác. Từ tổng diện tích này người ta có thể chia cho diện tích lô đất để tính ra hệ số sử dụng đất của công trình xây dựng trên lô đấy đó.
Diện tích tim tường là gì?
Diện tích tim tường là cách tính diện tích đo từ tâm tường khi xây dựng, bao gồm: Tường xung quanh ngôi nhà, tường phân chia giữa các căn hộ...Và cách tính này thường áp dụng để chủ nhân căn hộ xác định được phần diện tích mà mình sở hữu.
Diện tích thông thủy là gì?
Diện tích thông thủy hay Carpet Area là diện tích đã bao gồm diện tích tường dùng để ngăn các phòng, ban công, lô gia, sảnh, hành lang. Mục đích tính toán diện tích thông thủy sẽ giúp cho người mua hoặc xây nhà tính toán được chi phí đầu tư cho tổng diện tích mình sử dụng.
Cách tính diện tích xây dựng công trình chuẩn nhất
Để có thể tính được tổng diện tích dùng cho việc thi công xây dựng cho từng hạng mục bạn có thể áp dụng công thức sau:
Tổng diện tích xây dựng = DTXD móng + DTXD sàn trệt và các sàn lầu + DTXD mái + DTXD sân + DTXD hạng mục công trình phụ.
Diện tích xây dựng = Hệ số quy đổi x Diện tích hạng mục |
|
Hạng mục |
Hệ số quy đổi |
Tầng hầm |
150 - 250% |
Sàn trệt, sàn lầu |
100% |
Phần móng |
30 - 100% |
Phần mái |
30 - 100% |
Thông tầng |
50% |
Sân thượng có mái |
75% |
Sân thượng không có mái |
50% |
Hồ nước, bể phốt |
50 - 65% |
Lô gia |
100% |
Cầu thang |
100% |
Hệ số quy đổi xây dựng móng
Tùy từng quy mô công trình và tính chất khu vực đất nền mà bạn có thể lựa chọn phương pháp thi công phần móng cho phù hợp, từ đó hệ số tính diện tích móng xây dựng cũng sẽ có sự khác biệt. Cụ thể là:
- Thi công móng bê tông cốt thép: tính 20% diện tích sàn trệt
- Thi công móng đơn: tính 15% diện tích sàn trệt
- Thi công móng băng: tính 30 - 50% diện tích sàn trệt
- Thi công móng cọc số lượng dưới 4 tầng: tính 35% diện tích sàn trệt
- Thi công móng cọc số lượng trên 4 tầng: tính 50% diện tích sàn trệt.
Hệ số quy đổi xây dựng mái nhà ở
Đối với phần thi công mái cần phải đảm bảo tốt 2 yếu tố: kết cấu chịu lực và kết cấu bảo vệ. Theo đó, hệ số quy đổi để tính toán thi công xây dựng phần mái cụ thể như sau:
Mái bằng bê tông cốt thép (không lát gạch) |
50% |
Mái bằng bê tông cốt thép (có lát gạch) |
60% |
Mái ngói kèo sắt |
t60% diện tích mặt nghiêng |
Mái bê tông dán ngói |
85% |
Mái lợp tôn |
15% - 30% |
Hệ số quy đổi xây dựng tầng hầm
Trường hợp công trình thi công có xây dựng tầng hầm thì hệ số thi công sẽ được quy đổi như sau:
Hầm có độ sâu dưới 1,5m so với code đỉnh hầm |
tính 150% |
Hầm có độ sâu dưới 1,7m so với code đỉnh hầm |
tính 170% |
Hầm có độ sâu dưới 2m so với code đỉnh hầm |
tính 200% |
Hầm có độ sâu trên 2m so với code đỉnh hầm |
tính 250% |
Hướng dẫn cách tính diện tích sử dụng đúng quy định
Bộ Xây Dựng quy định diện tích xây dựng là phần nhìn thấy và được sử dụng trong các công trình nhà ở. Theo đó, có 2 cách để tính diện tích xây dựng, cụ thể là:
Cách 1:
Diện tích sử dụng = diện tích ở chính + diện tích công trình phụ
Trong đó:
- Diện tích ở chính: Gồm diện tích các phòng ốc bên trong như phòng ngủ, phòng bếp, phòng khách,... và diện tích dưới cầu thang;
- Diện tích công trình phụ: Bao gồm diện tích vườn hoa, ban công, hành lang, nhà vệ sinh, phòng tắm,...
Cách 2:
Diện tích sử dụng = (A x B) + (C x D) - (E x F)
Trong đó:
- A: là chiều dài mặt sàn;
- B: chiều rộng mặt sàn;
- C: chiều rộng sàn ban công;
- D: chiều dài sàn ban công;
- E: diện tích sàn cột bên trong công trình;
- F: diện tích sàn hộp kỹ thuật bên trong công trình.
>>>XEM THÊM:
- Mật độ xây dựng là gì? Cách tính mật độ xây dựng CHUẨN
- Xây nhà 100m2 cần bao nhiêu sắt? Cách tính toán chi tiết
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của xaydunganthienphat.com.vn nhằm giúp bạn biết được diện tích xây dựng là gì cũng như cách tính diện tích sàn xây dựng cho từng hạng mục. Đừng ngần ngại lan tỏa bài viết đến với nhiều đọc giả khác nếu bạn cảm thấy nội dung hữu ích nhé.