Cốt nền xây dựng là gì? Cần lưu ý gì khi thi công cốt nền? Nếu bạn đang quan tâm về các chủ đề này thì bài viết dưới đây của Xây Dựng An Thiên Phát chính xác là dành cho bạn đấy. Đừng bỏ lỡ!
Ngày nay, cốt nền không chỉ được sử dụng riêng trong lĩnh vực xây dựng mà còn trong nhiều ngành nghề khác nhau và là hạng mục cần được quan tâm trong mỗi công trình. Vậy bạn đã hiểu rõ cốt nền xây dựng là gì cũng như cách tính cốt nền chưa? Những nội dung sau của Xây Dựng An Thiên Phát sẽ giúp bạn làm rõ những thắc mắc trên.
Cốt nền xây dựng là gì?
Theo Điều 3, Luật Xây Dựng năm 2014 định nghĩa:
“Cốt nền còn có tên gọi là quy hoạch chiều cao nền xây dựng hay được hiểu là cao độ tối thiểu cần phải tuân thủ để đảm bảo mức độ phù hợp với quy hoạch về độ cao của hệ thống nền, có khả năng thoát nước mưa tốt”.
Hiện nay, nhiều người thường nhầm lẫn khái niệm cốt nền với cốt san nền là giống nhau. Tuy nhiên xét về mục đích sử dụng thì chúng hoàn toàn khác nhau. Cốt san nền được hiểu đơn giản là mức sử dụng cho việc tính toán hệ thống cốt nền trong xây dựng.
Trong các công trình ở nông thôn hay thành thị, cốt nền xây dựng được đánh giá là một phần không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các hiện tượng ngập úng tại các tỉnh thành đông dân cư. Người ta thường dựa vào mực nước trung bình để tính toàn sao cho công trình đảm bảo không bị ngập úng và hiệu quả thoát nước tốt hơn.
Cách tính cốt nền trong xây dựng
Dưới đây là một số cách để tính cốt nền nhanh chóng, bạn tham khảo nhé!
- Thông thường, cốt nền xây dựng tính từ vị trí giữa mặt đường phải cao hơn so với cốt mặt vỉa hè và đạt kích thước tiêu chuẩn 20 - 25cm;
- Trong trường hợp thi công phần tiếp giáp với mặt đường chưa hoàn thành, cốt nền sẽ được tính từ vị trí giữa mặt trước của công trình và cao hơn mép nền đường khoảng 42 - 47cm;
- Cốt tính từ mép đường thấp hơn cốt nền từ 20 - 25cm. Nếu xuất hiện khoảng lùi cốt, tăng thêm 15cm;
- Khoảng lùi của công trình vỉa hè không bị hạn chế nếu cao trên 3m. Ngược lại, dưới 3m thì cốt nền mặt trước phải cao hơn vỉa hè 40 - 45cm.
Công dụng của cốt nền xây dựng
Ngoài nhiệm vụ chống ngập nước, cốt nền còn đóng vai trò quan trọng trong các công trình xây dựng như:
- Đẩy nhanh tốc độ thoát nước của khu vực và hạn chế ngập úng;
- Giúp các công trình an toàn hơn trong mùa mưa bão;
- Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa hệ thống đường đô thị và nền của công trình; các cống giữa công trình này với hệ thống giao thông cũng như các đường ray với tổng thể công trình.
Quy định về cốt nền xây dựng
Bộ Xây Dựng đã đưa ra những quy định về cốt nền nhằm đảm bảo hạn chế các trường hợp công trình bị ngập úng như sau:
- Khi thi công cốt nền, cần tuân thủ theo quy hoạch cụ thể trong quy chuẩn 01/2008 của Bộ Xây Dựng về quy hoạch xây dựng;
- Cần phải căn cứ vào bản kế hoạch để tính toán độ cao chính xác trước khi bắt đầu xây dựng;
- Bên cạnh đó, cần xác định lưu vực thoát nước chính, cao độ của nền, cốt xây dựng, mạng lưới thoát nước và công trình đầu mối liên kết;
- Ngoài ra, cần xác định khu vực xây dựng có thuận lợi hay gặp trục trặc gì hay không hoặc thuộc khu vực cấm của đô thị hay không.
Những lưu ý khi thi công cốt nền xây dựng
Để đảm bảo công trình thêm vững chắc và an toàn lâu dài trong quá trình sử dụng, khi tiến hành thi công cốt nền, chủ đầu tư cần lưu ý một số yếu tố sau đây:
Cốt nền là bộ phận đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến kết cấu của toàn bộ công trình, do đó trước khi thi công, chủ đầu tư và các đơn vị thi công cần làm việc với nhau để quy định rõ ràng về các số liệu cụ thể cũng như xác định hiện trạng của cột mốc, từ đó đưa ra những giải pháp tốt nhất để xây dựng cốt nền.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo khi xây dựng đường thì lòng đường phải thấp hơn vỉa hè và lượng nước không được chảy ngược từ đường vô phía trong công trình. Ngoài ra, các vấn đề về giao thông đường xá và hạ tầng kỹ thuật cũng cần được chú ý.
Cuối cùng, trong quá trình thi công xây dựng, các số liệu cần được xác minh chính xác và rõ ràng để xin giấy phép xây dựng.
Xây cốt nền có chống ngập được không?
Như đã phân tích phía trên, xây dựng cốt nền chỉ giúp hạn chế tình trạng chống ngập lụt tại các công trình ở một địa phương nhất định. Do đó, việc thi công nền có hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào rất nhiều tiêu chí khác như diện tích khu vực, địa hình,...
XEM THÊM
- Móng băng là gì? CHI TIẾT Cách Thi Công Móng Băng Từ A - Z'
- Cấu Tạo Chung Của Nhà Ở Gồm Mấy Phần? [GIẢI ĐÁP]
- Chi Phí Xây Nhà 1 Tầng Ở Nông Thôn Từ A - Z [CHI TIẾT]
Để đảm bảo cốt nền có thể phát huy tối đa vai trò của mình, đòi hỏi cơ quan địa phương cũng như đơn vị thi công cần tính toán và xây dựng cốt nền một cách chính xác nhất, như vậy sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng ngập úng ở các địa phương.
Vậy là xaydunganthienphat.com.vn đã chia sẻ đến bạn khái niệm cốt nền xây dựng là gì cũng như những thông tin quan trọng liên quan đến cốt nền. Chúng tôi hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích về loại kết cấu này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.