Để hiểu rõ hơn móng băng là gì cũng như những thông tin liên quan về móng này như cấu tạo, phân loại, đặc điểm, cách tính khối lượng bê tông móng, bạn hãy cùng Xây Dựng An Thiên Phát tìm hiểu và phân tích chi tiết qua bài viết sau đây nhé!
Hiện nay, thi công móng băng được biết đến là phương pháp xây dựng phổ biến nhất trong xây dựng, giúp toàn bộ công trình trở nên vững chắc và kiên cố hơn dưới tác động của môi trường bên ngoài.
Ngoài ra, loại móng này còn sở hữu rất nhiều ưu điểm khác mà không phải ai cũng hiểu rõ. Trong những nội dung dưới đây, Xây Dựng An Thiên Phát sẽ giới thiệu về khái niệm móng băng là gì, đặc điểm nổi bật cũng như những lưu ý khi thi công để bạn tham khảo.
Móng băng là gì?
Móng băng là bộ phận được đặt dưới lớp nền độc lập hay giao nhau qua mối nối có hình dạng chữ thập có nhiệm vụ là chịu tải và nâng đỡ các cột, tường của nhà trong quá trình thi công.
Ngày nay, phương pháp xây dựng theo hình thức móng này được ứng dụng khá phổ biến, nhất là trong các công trình nhà ở nhiều tầng bởi giá thành tốt và độ nén dưới móng công trình đồng đều.
Cấu tạo chung của móng băng khi sử dụng
- Lớp bê tông lót móng có độ dày 100mm;
- Bản móng có kích thước thông dụng là (900 - 1200) x 350mm;
- Giằng móng có kích thước tiêu chuẩn 300 x (500-700) mm;
- Cánh móng thép phổ thông Φ12a150;
- Thép dầm móng tiêu chuẩn gồm thép dọc 6Φ(18-22) và thép đai Φ8a150.
Lưu ý: Trên đây là những số liệu cơ bản chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy thuộc vào địa hình thực tế và loại hình của công trình mới có được số liệu chính xác nhất.
Các loại móng băng trong xây dựng hiện nay
Dựa trên tính chất, độ cứng và cấu tạo theo phương thì loại móng này sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau. Trong đó:
Theo phương diện tính chất, độ cứng bao gồm:
- Móng mềm;
- Móng kết hợp;
- Móng cứng.
Đối với cấu tạo theo phương thì sẽ được chia thành 2 loại là:
- Móng băng 1 phương: là loại móng nông để khả năng chịu tải cũng như lật trượt kém, ít được sử dụng cho các công trình chịu tải lớn;
- Móng băng 2 phương: là đường móng được thiết kế theo 2 phương vuông góc với nhau, khả năng chịu lực tốt hơn so với móng băng 1 phương.
Tuy nhiên, chỉ nên thi công trong trường hợp chiều rộng của móng có kích thước dưới 1.5 m. Nếu lớn hơn phải thay đổi loại móng khác.
Đặc điểm nổi bật của móng băng khi sử dụng
Tương tự như các nền móng khác, bộ phận này cũng có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
Ưu điểm
- Được ứng dụng phổ biến trong công trình xây dựng biệt thự hay nhà phố có gara vì chúng có tác dụng chắn đất và tạo tường hầm hiệu quả;
- Hạn chế tình trạng sụt lún và lún lệch giữa các cột;
- Móng băng sẽ truyền đều tải trọng cho hệ thống cọc bê tông ở phía dưới trong điều kiện phần tâm của tải trọng bên trên đặt trùng với tâm của móng;
- Giảm áp lực xuống nền móng;
- Giúp tiết kiệm chi phí và nhân công nhờ quá trình thi công đơn giản.
Nhược điểm
- Với những nơi có nhiều bùn đất hoặc bề mặt vị trí thi công gập ghềnh, không nên sử dụng móng băng;
- Chỉ có sức chịu tải trọng tương đối;
- Dùng phương án thi công móng với công trình nằm sâu phía dưới khá phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Nếu vẫn muốn thực hiện bắt buộc phải có công trình phụ trợ và tăng chiều dài của cọc ván.
Cách tính khối lượng bê tông móng
Công thức tính khối lượng bê tông trong xây dựng chuẩn xác sẽ như sau:
VBT = số lượng toàn bộ kết cấu kiện x chiều dài x chiều rộng x chiều cao |
Với những kiện bê tông có mức độ phức tạp hơn:
VBT = diện tích của toàn bộ các mặt bằng kết cấu kiện x chiều cao kiện |
Chẳng hạn: Cấu kiện bê tông có kích thước chiều cao là 1.6m, mặt bằng hình chữ nhật là 1.2m - 2m, hình thang 2m -1.4 m, chiều cao 0.7 m thì cách tính như sau:
VBT = ((1.2*2+ (2+1.4)*(0.7/2))*1.6 = 5.74 (m3).
Cách tính tải trọng truyền xuống nhà
Về mặt lý thuyết, công thức để tính tải trọng truyền xuống nhà là tổng hợp các loại trọng tải của tĩnh tải, hoạt tải, mức gió, khả năng dư chấn động đất. Tuy nhiên, theo các kỹ sư có kinh nghiệm, cách tính truyền thống lại mất khá nhiều thời gian. Do đó, theo họ, công thức tính nhanh đảm bảo được độ chính xác cũng như thời gian như sau:
Giả sử tính móng băng với kích thước 1m2 với dầm trần có trọng lượng là 1.1 T và trên nền đất có mức cường độ là R= 15T/m2. Áp dụng công thức N/R là sẽ tính được toàn bộ diện tích. Sau đó chọn 2 điểm a, b của móng N ở trên sơ đồ là:
N= 1.45 * 2.6 * 2 tầng * 1.1= 8.3 T (khi tính toán, hãy lấy khoảng 10T để tính).
Hay cách tính khác như sau:
1.2 m sàn = 1T, có bao nhiêu tầng thì nhân lên với số lượng tầng. Còn đối với trọng tải mái thì hãy lấy 50 % * trọng tải 1 sàn.
Quy trình thi công móng băng tiêu chuẩn
Các bước thi công tiêu chuẩn mà bạn có thể tham khảo như sau:
Bước 1: Giải phóng mặt bằng
Trước tiên, bạn cần xử lý mặt bằng sao cho thật phẳng và sạch sẽ bằng các thiết bị máy móc đơn giản. Tiếp theo, bạn cần chuẩn bị nguyên vật liệu xây dựng và các đồ bảo hộ để tiến hành thi công.
Bước 2: Làm phẳng nền trước thi công
Người thợ sẽ tiến hành san lấp mặt bằng ở vị trí cao xuống vị trí thấp theo bản vẽ của kiến trúc sư. Bao gồm 3 công đoạn sau:
- Xác định các trục của công trình trên khu đất;
- Đào đất quanh trục đã được định vị trước đó;
- Nếu xuất hiện nhiều nước hố móng, tiến hành dọn sạch móng vữa vừa đào.
Bước 3: Chuẩn bị cốt thép
Khi thi công cốt thép, nền móng phải được đảm bảo các tiêu chí sau:
- Bề mặt cốt thép sạch sẽ, không bị dính tạp chất;
- Khoảng cách các thanh thép không được vượt quá 2%;
- Phần cốt thép phải được nắn thẳng.
Ngoài ra, công đoạn gia công cốt thép cần phải đảm bảo:
- Khâu cắt thép phải được thực hiện bằng phương pháp cơ học và cắt đúng với bản vẽ;
- Mối hàn nối đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật là >=10d, buộc nối thì phải >=30d (d là đường kính của thép);
- Đầu chờ cần được bọc túi nilon để bảo vệ và cần buộc sẵn con kê bằng bê tông đúc sẵn.
Bước 4: Lắp ráp cốp pha
Khi thi công móng băng, đây là công tác quan trọng nhất. Độ bền và vững chắc của công trình phụ thuộc phần lớn vào khâu này. Quy trình thi công cốp pha không quá phức tạp, chỉ cần đặt cốp theo lưới thép đã được định sẵn trước đó. Tuy nhiên, ván khuôn thi công cần đảm bảo những bước sau:
- Đáp ứng tiêu chuẩn về độ vững chắc và các thông số kỹ thuật khác;
- Đảm bảo không bị nước xi măng trong quá trình đổ bê tông;
- Yêu cầu cốt thép có kích thước và hình dạng đúng với cấu kiện;
- Cây chông đảm bảo chính xác và đúng quy cách, không cần tính toán cụ thể. Ngoài ra, gỗ cần được chống xuôi và chân đế được cố định chắc chắn;
- Ván khuôn làm từ gỗ hay tole có kích thước đạt chuẩn cho từng kiện bê tông cần đúc.
Bước 5: Đổ bê tông
Công đoạn cuối cùng khi đặt cốt thép và cốp pha chính là đổ bê tông. Cần lưu ý đổ móng từ xa đến gần và không đứng trên thành cốp pha dù cho chúng có cứng cáp. Ngoài ra, công tác đổ bê tông cần đạt quy chuẩn xây dựng nhà ở và không được lần với rác thải.
Bảng báo giá thi công móng băng mới nhất
Nhằm giúp bạn có thêm thông tin tham khảo để dự toán chi phí cho công trình của mình. Xây Dựng An Thiên Phát sẽ chia sẻ đến bạn bảng báo giá chi phí làm móng nhà có diện tích 100m2 như sau:
STT |
Diện tích (m2) |
Đơn giá xây thô |
Loại móng nhà |
Chi phí làm móng |
1 |
100 m2 |
2.950.000 vnđ |
Móng băng 1 phương |
149.900.000 vnđ |
2 |
100 m2 |
2.950.000 vnđ |
Móng băng 2 phương |
209.000.000 vnđ |
3 |
100 m2 |
2.950.000 vnđ |
Móng cọc ép tải |
158.950.000 vnđ |
Lưu ý quan trọng khi thi công móng băng
Khi đã lựa chọn được công trình móng băng, bạn cần tính toán cẩn thận để lựa chọn loại móng kết hợp. Điều này sẽ phụ thuộc vào chiều sâu của đất đặt móng như sau:
- Chiều sâu đặt móng lớn hơn thì dùng móng mềm để thi công;
- Dùng móng nông trong trường hợp chiều sâu đặt móng nông;
- Nếu móng cần cường độ cao hơn thì có thể dùng móng bê tông cốt thép;
- Móng được đặt ở vị trí hồi nhà phải tốt hơn móng dọc nhà và móng tường ngăn. Do đó, đáy móng sẽ phải được đặt cùng chiều sâu;
- Được đặt ở vị trí tầng hầm bắt buộc phải sâu hơn nền hầm (> 0.4m) và đỉnh móng phải nằm dưới sàn của tầng hầm.
>>>XEM THÊM:
- Cấu Tạo Chung Của Nhà Ở Gồm Mấy Phần? [GIẢI ĐÁP]
- Chi Phí Xây Nhà 1 Tầng Ở Nông Thôn Từ A - Z [CHI TIẾT]
- Các Loại Móng Nhà Dân Dụng & Cách Chọn Móng Nền Đúng Chuẩn
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm móng băng là gì cũng như đặc điểm, phân loại, cách chọn lựa loại móng phù hợp với công trình xây dựng nhà ở của mình. Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với xaydunganthienphat.com.vn qua số hotline để được hỗ trợ nhé!