Quá trình xây tường nhà đòi hỏi nhiều kỹ thuật và sự cẩn thận, tỉ mỉ. Hãy cùng Xây Dựng An Thiên Phát tìm hiểu cách xây tường đúng kỹ thuật để hiểu thêm về hạng mục thi công này nhé!
Tường nhà là bộ phận bao bọc kết cấu ngôi nhà, phân chia các không gian và chống chịu lực. Xây tường đòi hỏi thợ thi công phải có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm, thực hiện đầy đủ và đúng các thao tác kỹ thuật nếu không thì tường sẽ bị nghiêng, không phẳng, rạn nứt sau một thời gian sử dụng.
Xây Dựng An Thiên Phát sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách xây tường đúng kỹ thuật, đảm bảo đẹp, thẳng, chắc chắn, an toàn, chất lượng. Hãy theo dõi ngay nhé!
Chỉ tiêu kỹ thuật công tác xây tường
Để xây tường đúng kỹ thuật, cần phải đáp ứng những tiêu chí:
Vữa xây
Vữa xây phải được trộn theo đúng tỷ lệ và được đảo thật kỹ, thời gian sử dụng vữa sau khi trộn không quá 1 tiếng, trước khi trát vữa cần tưới đủ nước cho gạch. Kích thước vữa xây tiêu chuẩn như sau:
- Chiều rộng mạch vữa ngang: 15 – 20mm;
- Chiều rộng mạch vữa đứng: 5 – 10mm.
Khối xây
Về khối xây, để đảm bảo kết cấu bê tông được liên kết thì trước khi xây phải khoan vào bê tông hai lỗ fi 8 sâu 7cm, cắm 2 thanh fi 10 dài 20cm làm râu cho tường xây. Khoảng cách có râu thép là 3,4m/3 = 1.1m (5 hàng gạch).
Bên cạnh đó, gạch xây theo chiều ngang và không chênh lệch quá 1.5m chênh theo chiều cao. Độ nghiêng cho phép đối với tường xây trong 1 tầng phải đảm bảo nằm trong mức quy phạm.
Nguyên tắc xây
Khi xây tường phải tiến hành theo nguyên tắc như sau:
- Gạch xây trong từng hàng phải phẳng mặt, vuông góc với phương của lực tác dụng vào khối xây hoặc góc nghiêng của lực tác dụng vào khối xây. Khối xây có vai trò chịu nén là chính nên phương vuông góc với khối xây không được vượt quá 170;
- Các mạch vữa đứng của lớp xây tiếp giáp không được trùng mà phải lệch nhau ít nhất ¼ chiều dài viên gạch theo phương ngang và phương dọc;
- Các mạch vữa xây theo phương ngang và phương dọc trong 1 lớp xây phải vuông góc với nhau;
- Không được xây các viên gạch vỡ hình thang, hình tam giác ở góc khối xây;
- Thợ xây phải có tay nghề cao, được phân công lao động phù hợp, các thợ phải phối hợp nhịp nhàngvới nhau để đảm bảo dây chuyền liên tục, không bị gián đoạn.
- Chỉ tiến hành xây tường sau khi khung bê tông cốt thép đã được hình thành, cốp pha sàn, dầm, cột, hệ giằng chống đã được tháo dỡ, dọn dẹp ở hệ khung tầng dưới.
Công tác chuẩn bị xây tường
Giai đoạn chuẩn bị trước khi xây gồm có:
Vật liệu
Những vật liệu xây cần chuẩn bị là:
- Vữa xi măng được trộn từ xi măng, cát và nước theo tỷ lệ, hình thành hỗn hợp có cường độ cao chịu được nước và nơi ẩm ướt.
- Gạch được sử dụng phải có chất lượng, độ cứng cao, vuông góc thẳng cạnh, không bị nứt nẻ, được sản xuất từ đất sét, có giấy chứng nhận kiểm nghiệm, có khả năng chống lại ảnh hưởng của thời tiết. Gạch thường dùng là gạch ống 4 lỗ 80x80x190 và gạch thẻ 40x80x190.
- Xi măng được dùng là polăng holcim mác 200 còn hạn sử dụng và được bảo đúng tiêu chuẩn.
- Cát phải là cát sạch, mịn không lẫn tạp chất, kích thước đồng đều, đúng yêu cầu trong cấp phối vữa xây. Nếu cát không sạch ta phải tiến hành sàn loại bỏ tạp chất trong cát.
- Nước trộn lấy từ nguồn cấp nước sạch của khu vực.
- Pha trộn cấp phối vữa phù hợp, tránh làm vữa non khiến độ liên kết giảm hoặc vữa già gây lãng phí vật liệu. Chất lượng của vữa phải được kiểm tra thí nghiệm trong phòng và trên hiện trường xây dựng.
Chuẩn bị xây
Công tác chuẩn bị xây như sau:
- Dọn dẹp mặt bằng sạch sẽ, tháo và thu gom cốp pha dầm, sàn, cột và hệ giằng chống, tránh làm vướng víu xây. Ngoài ra, cần chuẩn bị mặt bằng thuận lợi cho việc vận chuyển vật liệu xây, nếu xây lên cao phải bố trí giàn dáo.
- Nhân lực đầy đủ;
- Dụng cụ xây: bay, thước, dây nhợ, bàn chà, nivô;
- Xác định tường xây: tường 100, 200, …
- Xác định tim mốc, vị trí xây.
- Thợ phụ vận chuyển vật liệu gạch, máng hồ, giàn dáo đến vị trí thợ chính và sắp xếp phù hợp trên mặt bằng;
- Nếu xây trên tầng cao thì phải dùng puli để chuyển vật liệu.
Quy trình thi công xây tường
Quy trình thi công xây tường bao gồm những bước sau:
Chuẩn bị mặt bằng
Các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị mặt bằng là:
- Làm sạch vị trí xây;
- Chuẩn bị nơi để vật liệu;
- Chuẩn bị dụng cụ chứa vữa xây : hộc gỗ hoặc hộc tôn;
- Chuẩn bị hộc 0.1m3 để đong vật liệu;
- Dọn dẹp đường vận chuyển vật liệu, từ vận thăng vào, từ máy trộn ra;
- Bố trí vị trí đặt máy trộn cho các tầng xây;
- Chuẩn bị chỗ trộn vữa xây ướt;
- Chuẩn bị nguồn cấp nước.
Phương pháp trộn vữa
Phương pháp trộn vữa như sau:
- Đong cát, xi măng theo cấp phối khối lượng được ban quản lý công trình đồng ý và giám sát;
- Dùng máy trộn vữa loại B 251 trộn khô theo tỷ lệ, sau đó chuyển vữa đến vị trí xây rồi mới trộn nước.
Cách xây
Trình tự xây thực hiện như sau:
- Làm sạch bề mặt;
- Lấy mốc, trải vữa lớp dưới dày 15 – 20mm, miết mạch đứng dày 5 – 10mm;
- Xây 1 lớp để kiểm tra tim cốt, trải vữa liên tục để xây hàng kế tiếp cho đến cốt lanh tô thì dừng lại để chờ lắp lanh tô;
- Xây tiếp phần tường phía trên lanh tô;
- Những phần xây nhỡ thì cắt gạch theo kích thước phù hợp với khối xây;
- Xây từ dưới lên trên, xây tường chính rồi đến tường phụ, xây xung quanh rồi xây phía trong;
- Nếu gạch khô phải tưới nước để gạch không hút nước của vữa;
- Trát 1 lớp hồ dầu để tạo liên kết giữa gạch và bề mặt tiếp giáp khối xây như dầm, cột;
- Trong quá trình xây phải giăng dây nhợ và thường xuyên thả quả dọi để đảm bảo tường thẳng, phẳng;
- Mạch vữa dao động 8 – 12mm, mạch vữa nằm ngang phải dày hơn mạch dọc,tất cả mạch phải được no vữa. Nếu tường không phẳng thì phải tăng lượng vữa ở phía thấp;
- Thực hiện xây theo cách 3 dọc 1 ngang hoặc 5 dọc 1 ngang;
- Vị trí tiếp giáp giữa tường và dầm thì phải xây xiên bằng gạch đinh và miết hồ kĩ ở các lỗ trống để tránh bị nứt ở mép tiếp giáp của tường với dạ đà;
- Trát 1 lớp hồ dầu 1cm ở vị trí tiếp giáp của tường với mặt trên của đà và xây khoảng 3 hàng gạch đinh để chống nứt;
- Chừa những lỗ trống trên tường để lắp cửa, lam gió, đường điện, ống nước, …
- Hạn chế va chạm vào khối sau khi xây xong;
- Nếu xây lên tường cũ thì phải vệ sinh và tưới nước tường cũ trước khi xây tiếp.
Những điều cần chú ý trong khâu tổ chức làm việc
Khi tổ chức làm việc cần chú ý những điều sau:
- Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng vật liệu xi măng, cát, đá, gạch, . Sau khi hoàn thành khối xây phải kiểm tra lần nữa cho đến khi công trình hoàn tất. Công việc này được chỉ huy trưởng phối hợp với kỹ sư công trường phụ trách, lấy mẩu thí nghiệm ngay tại công trường để kiểm tra độ dẻo, độ sụt, độ đồng đều của vữa xây.
- Các tổ đội thực hiện công việc theo dây chuyền chuyên nghiệp, mỗi tổ có 1 trưởng nhóm điều hành các thành viên trong tổ và chịu trách nhiệm khu vực của tổ xây;
- Tuân thủ quy định an toàn lao động, làm việc trên giàn dáo phải có hành lang bảo vệ, tường ngoài phải có lưới bao che đề phòng có vật rơi xuống;
- Mặt bằng thi công gồm 3 khu vực gắn liền nhau: khu vực thao tác xây, khu vực chứa vật liệu và khu vực chuyển tiếp vật liệu;
- 1 thợ chính sẽ có 1thợ phụ hỗ trợ, nếu khối lượng công việc nhiều thì số người sẽ lớn hơn;
- Gạch vữa được chuyển lên tầng bằng puli;
- Có thể trộn vữa dưới đất rồi chuyển lên trên cao hoặc chuyển xi măng lên tầng đang xây rồi trộn vữa ở đó, trộn khô trước rồi trộn ướt sau;
- Thợ phụ phải cung cấp vật liệu cho thợ chính đầy đủ để không làm gián đoạn trong thi công.
>>>XEM THÊM:
- Kinh Nghiệm Xây Nhà 10 Bước Chi Tiết A - Z
- Giá Nhân Công Xây Tường Rào Trọn Gói Mới Nhất Hiện Nay
- Chi Phí Xây Phòng Trọ 20m2 Chi Tiết, Cập Nhật Mới Nhất
Trên đây là toàn bộ thông tin hướng dẫn cách xây tường đúng kỹ thuật, đẹp, đạt chuẩn, an toàn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ với Xây Dựng An Thiên Phát qua hotline: 0908 836 369.