Quy trình nghiệm thu công trình xây dựng gồm những gì và được thực hiện như thế nào? Xây Dựng An Thiên Phát sẽ giải thích chi tiết cho bạn ngay sau đây. Hãy theo dõi ngay nhé!
Công tác nghiệm thu là không thể thiếu trong bất kỳ công trình xây dựng nào để đảm bảo quá trình thi công thực hiện đúng kỹ thuật, đúng thỏa thuận, đảm bảo chất lượng và độ an toàn của công trình đủ điều kiện đưa vào sử dụng. Hãy cùng Xây Dựng An Thiên Phát tìm hiểu chi tiết quy trình nghiệm thu công trình xây dựng trong nội dung sau đây. Hãy theo dõi ngay nhé!
Các khái niệm liên quan đến nghiệm thu
Sau đây là tổng hợp một số khái niệm liên quan đến quá trình nghiệm thu mà bạn cần phải nắm rõ.
Nghiệm thu là gì?
Nghiệm thu là quá trình kiểm tra chất lượng công trình sau khi thi công hoàn thiện và trước khi bàn giao đưa vào sử dụng. Quá trình này đảm bảo cho công trình xây dựng đảm bảo đầy đủ các yếu tố về tiêu chuẩn, bản vẽ thiết kế và các quy phạm kỹ thuật liên quan.
Biên bản nghiệm thu
Biên bản nghiệm thu là văn bản ghi lại quá trình tiến hành kiểm tra, thẩm định chất lượng các sản phẩm của công trình.
Nghiệm thu công trình
Nghiệm thu công trình là quá trình kiểm tra chất lượng công trình trước khi đưa vào sử dụng, nếu công trình chưa đạt yêu cầu thì phải chỉnh sửa theo đúng thiết kế và các tiêu chuẩn đã quy định.
Nghiệm thu nội bộ công trình là quá trình kiểm tra giữa nhà thầu và các đối tượng khác đã hoàn tất nghiệm thu, sau khi hoàn tất thì các thông tin và phiếu yêu cầu nghiệm thu nội bộ mới được gửi đến các chủ đầu tư.
Nghiệm thu hợp đồng
Nghiệm thu hợp đồng là quá trình thẩm định lại các yếu tố liên quan đến hợp đồng như quyền và nghĩa vụ của 2 bên, các vấn đền chưa rõ hoặc khiếu nại liên quan.
Nghiệm thu giai đoạn
Nghiệm thu giai đoạn là quá trình kiểm tra theo từng giai đoạn xây dựng, từng hạng mục của công trình.
Ý nghĩa của việc nghiệm thu
Nghiệm thu có vai trò và ý nghĩa to lớn như sau:
- Đánh giá chất lượng, an toàn công trình: là cơ sở đánh giá chất lượng và sự an toàn của công trình, biên bản nghiệm thu sẽ hỗ trợ đánh giá quá trình thi công đảm bảo tuân thủ theo các thỏa thuận và quy định pháp luật;
- Phát hiện lỗi và sửa chữa kịp thời: kịp thời phát hiện những lỗi sai, kém chất lượng và sửa chữa, khắc phục, quá trình khắc phục sẽ do nhà thầu chịu toàn bộ chi phí.
Các loại biên bản nghiệm thu
Công tác nghiệm thu bao gồm nhiều loại biên bản với vai trò riêng, cụ thể là:
- Biên bản nghiệm thu khối lượng: đánh giá khối lượng công việc, dụng cụ lao động, công cụ, nguyên vật liệu, …
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành: ghi chép các hạng mục, địa điểm, thành phần tham gia, …
- Biên bản nghiệm thu các yếu tố liên quan đến hồ sơ thiết kế: thẩm định hồ sơ thiết kế theo quy định của nhà nướctrước khi xây dựng;
- Biên bản nghiệm thu từng hạng mục: kiểm tra từng hạng mục khác nhau của công trình, mỗi hạng mục phải ghi rõ tên, địa điểm, …
Điều kiện nghiệm thu
Công trình muốn nghiệm thu phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Lập bảng thống kê các vấn đề liên quan đến chất lượng rõ ràng, chi tiết cẩn thận;
- Quy định đầy đủ về thời hạn sửa chữa;
- Nêu rõ các bên liên quan đến vấn đề sửa chữa;
- Sau khi sửa chữa, khắc phục sai sót, tiến hành nghiệm thu lại, nếu đáp ứng được các yêu cầu sẽ được đưa vào hoạt động.
Quy trình nghiệm thu
Tùy thuộc vào quy định của từng công trình mà quá trình nghiệm thu sẽ có sự khác nhau. Thông thường thì sẽ có những yếu tố sau đây:
- Nghiệm thu nguyên vật liệu, trang thiết bị, sản phẩm đã sử dụng;
- Nghiệm thu các hạng mục trong công trình;
- Nghiệm thu các giai đoạn thi công của công trình;
- Nghiệm thu các sản phẩm, dịch vụ trước khi bàn giao và đưa vào sử dụng.
Đối tượng tham gia nghiệm thu
Việc nghiệm thu được thực hiện bởi các chuyên gia có kiến thức chuyên môn và có khả năng đánh giá tổng thể 1 cách chính xác. Các đối tượng tham gia nghiệm thu là:
- Đối tác cung cấp nguyên vật liệu, trang thiết bị vật tư;
- Đại diện nhà thầu;
- Đại diện chủ đầu tư;
- Đại diện của những bên thiết kế công trình và những bên được mời.
Các tiêu chí nghiệm thu
Các tiêu chí nghiệm thu bao gồm:
- Nội dung nghiệm thu cần chính xác, đầy đủ;
- Quá trình giám sát phải thường xuyên;
- Mỗi công đoạn, hạng mục khác nhau cần phải có biên bản nghiệm thu;
- Quá trình nghiệm thu được thực hiện cẩn thận, cần báo cáo kịp thời ngay khi có vấn đề.
>>>XEM THÊM:
- Cách Giác Móng Nhà Đúng Kỹ Thuật, Chính Xác Tuyệt Đối
- Cách Trát Tường Đúng Kỹ Thuật Nhanh, Phẳng, Mịn
- Giá Nhân Công Xây Nhà Cấp 4 Chi Tiết, Đầy Đủ, Mới Nhất
Vậy là Xây Dựng An Thiên Phát vừa chia sẻ cho bạn toàn bộ quy trình nghiệm thu công trình xây dựng, hy vọng bạn đã nắm rõ những vai trò và những yêu cầu của công tác này. Đừng quên theo dõi chúng tôi hàng ngày để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!