Bạn không biết sau khi đổ mái bao lâu thì xây tiếp? Vậy thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Xây Dựng An Thiên Phát để tìm hiểu thêm thông tin nhé.
Đổ mái bê tông là quy trình quan trọng khi thực hiện xây dựng nhằm đảm bảo tính chắc chắn và độ bền cho công trình. Nhưng mất bao lâu sau khi đổ mái thì mới được tiếp tục xây dựng?
Trong nội dung mà Xây Dựng An Thiên Phát chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên. Vây nên đừng bỏ qua nhé.
Thông tin về đổ mái bê tông
Dạng mái đổ bằng bê tông có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, chống rỉ và chống cháy cao hơn so với các loại mái khác.
Phần mái sau khi đổ bê tông cần được giữ ẩm càng lâu càng tốt bên cạnh đó, nhiệt độ cũng cần được duy trì ở mức 40 độ C nhằm giúp tăng tốc độ đông cứng và cường độ phát triển trong thời gian ngắn. Ngoài ra, điều này cũng giúp hạn chế hiện tiện nứt vỡ bê tông làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Lưu ý: Sau khi thực hiện đổ mái, ban không nên tháo dỡ cốp pha quá sớm vì điều làm nước bốc hơi gây ảnh hưởng đến chất lượng bê tổng. Thay vào đó, sử dụng bạt phủ lên bề mặt bê tông giúp quá trình đông cứng diễn ra hiệu quả.
Các câu hỏi thường gặp khi đổ bê tông phần mái
Dưới đây là một số khó khăn thường gặp khi đổ mái bê tông, bạn có thể tham khảo để trau dồi kinh nghiệm cho bản thân.
Đổ mái bê tông bao lâu thì xây tiếp được?
Thời gian đổ mái nhanh hay chậm phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Đối với mù hè ở Việt Nam, thì mất từ 21 - 28 ngày là đã thủy hóa xong, đạt đến độ cứng nhất định và có thể chịu được trọng lượng của chính bản thân khối bê tông. Chính vì vậy, mà sau khoảng thời gian này bạn đã có thể thực hiện các bước tiếp theo.
Nếu như trong mùa đông, thì thời gian sẽ dài hơn khoảng từ 20 - 30 ngày vì thời gian chiếu sáng của mặt trời ngắn nên quá trình thủy hóa diễn ra chậm hơn so với mùa hè.
Bao nhiêu ngày sau khi đổ mái thì có thể dỡ cốp pha?
Thông thường, thời gian để tháo cốp pha là từ 3 - 4 tuần sau khi bê tông đã đạt được điều kiện lý tưởng. Thế nhưng, nếu để bê tông càng lâu thì độ cứng sẽ càng cao.
Bê tông sau khi được tháo cốp pha chỉ chịu được trọng lượng của chính khối bê tông và sẽ mất thời gian khá lâu để chịu được trọng tải của các vật dụng, thiết bị. Trong trường hợp tháo dỡ cốp pha sớm thì nên chống đỡ sàn, dầm và dầm cái bằng cách dùng gỗ hoặc kim loại để chống.
Độ dày của phần mái bê tông là bao nhiêu?
Đa phần độ dày của mái sẽ dao động từ 10 -15 cm tuy nhiên, tùy theo điều kiện khí hậu hoặc nền đất mà có thể thay đổi độ dày mái để cho phù hợp.
Độ dày của phần mái thường phải đảm bảo các yếu tố sau: có khả năng chịu tải, cách nhiệt, chống ăn mòn, chống thấm, chống cháy hiệu quả và có độ bền cao.
Chi phí cho 1m2 đổ mái bê tông rẻ hay đắt?
Trong gói thầu xây dựng thì phần thô mái bằng bê tông cốt thép được tính bằng 50% diện tích xây dựng.
Và theo các khảo sát thị trường thì việc thi công xây dựng phần thô có giá 3.200.000/ m2. Tuy nhiên đối với đơn giá của các gói thầu trọn gói sẽ dao động từ 4.700.000 - 5.900.000 VNĐ/m2, sự chênh lệch này tùy thuộc vào gói thầu mà bạn lựa chọn ví dụ như bạn có thể lựa chọn mức tiết kiệm, cơ bản, tiêu chuẩn hoặc cao cấp.
Ngoài ra chi phí phần đổ mái cũng sẽ có sự xê dịch nếu bạn muốn tăng độ dày hoặc làm thêm tầng trên cùng của nhà.
Có cần phải cúng khi đổ bê tông không?
Dựa theo các tín ngưỡng phong thủy, phần mái nhà có yếu tố quyết định cuối cùng cho sự ảnh hưởng của căn nhà lên cuộc sống của gia chủ.
Đối với những việc hệ trong như đổ bê tông mái đều phải được tổ chức lễ cúng. Đây là một nghi thức diễn ra trước khi xây dựng phần mái nhà và dù là công trình lớn hay nhỏ thì trong quá trình xây dựng vẫn phải được cúng kiến đàng hoàng.
XEM THÊM
- [TOP] Các Kiểu Kiến Trúc Biệt Thự Sang Trọng, Đẹp Nhất
- Nên Trồng Cây Gì Trước Nhà Biệt Thự Cho Hợp Phong Thủy
- Biệt Phủ Là Gì? 3 Căn Biệt Phủ Hoành Tráng Nhất Việt Nam
Hy vọng với những nội dung được chia sẻ bên trên đã giúp bạn biết được thời gian sau khi đổ mái bao lâu thì xây tiếp. Nếu bạn còn thắc mắc gì thì xin hãy liên lạc với Xây Dựng An Thiên Phát thông qua số điện thoại 0908 836 369 để được tư vấn nhé.