Sàn Không Dầm Là Gì? Cấu Tạo, Ưu & Nhược Điểm

Sàn Không Dầm Là Gì? Cấu Tạo, Ưu & Nhược Điểm
Ngày đăng: 05/01/2024 10:30 AM

Sàn không dầm là một phần không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Vậy bạn đã hiểu rõ sàn không dầm là gì chưa? Nếu chưa hãy cùng Xây Dựng An Thiên Phát tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết sau nhé!

Sàn không dầm được cho là giải pháp khoa học hiệu quả nhất trong xây nhà phần thô khi thi công nhà ở. Đặc biệt sàn dầm còn giúp chủ đầu tư tiết kiệm thời gian xây dựng, khả năng chịu lực tốt và đặc biệt là linh hoạt trong thiết kế, áp dụng cho nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau…

Vậy bạn đã hiểu rõ sàn không dầm là gì chưa? Cấu tạo và ưu nhược điểm của sàn dầm là gì? Tất cả sẽ được Xây Dựng An Thiên Phát giải đáp cụ thể ngay sau đây.

Sàn không dầm là gì?

san khong dam la gi

Kết cấu kiến trúc chia sàn làm 2 loại là sàn dầm và sàn không dầm. Trong đó sàn dầm là là loại sàn truyền thống được sử dụng nhiều trong xây dựng từ trước đến nay. Tuy sàn không dầm ra đời muộn hơn nhưng mang lại giúp gia chủ tiết kiệm không gian hiệu quả nhờ kết cấu đặc biệt.

Sàn không dầm là loại sàn không sử dụng thanh dầm ngang, dọc đỡ bên dưới mà được liên kết trực tiếp với cột trụ đỡ của công trình. 

Cấu tạo sàn không dầm

Sàn không dầm có cấu trúc khá đơn giản với tấm thép lưới trên phối hợp cùng các vật liệu rỗng như bóng, hộp rỗng làm từ nhựa tái chế. Trong đó, lưới thép sẽ có nhiệm vụ phân bổ và định vị các vật liệu chính xác đồng thời các vật liệu rỗng sẽ có vai trò giảm bớt lượng bê tông cốt thép không cần thiết, giúp định hình thể tích lỗ rỗng và định dạng lưới thép

Ưu nhược điểm sàn phẳng không dầm

uu va nhuoc diem cua san phang khong dam

Công nghệ sàn không dầm ra đời mang đến bước đột phá lớn trong thi công xây dựng khi liên kết trực tiếp với hệ cột trụ tạo ra các ưu điểm nổi bật và một số nhược điểm như:

Ưu điểm

Một số ưu điểm nổi bật của sàn không dầm phải kể đến như:

Sàn bê tông không dầm có độ cứng chống uốn gần 87% tương đương với độ võng sàn đặc. Không những thế lượng bê tông sử dụng cũng ít hơn, chỉ bằng 50% so với sàn thông thường. Mặc dù chiều dài khác nhau nhưng sàn bê tông không dầm vẫn chịu được tải trọng gấp đôi kể cả khi cắt giảm trọng lượng bê tông.

Sàn không dầm tiết kiệm chiều cao hơn so với sàn dầm thông thường từ đó giảm chi phí xây tô và vỏ bao, tiết kiệm vật liệu tạo ra không gian rộng hơn. Nhờ khả năng giảm chiều cao tổng thể giúp sàn không dầm tăng công năng cho công trình, đặc biệt là nhà phố 3 tầng bị hạn chế diện tích chiều ngang.

Nhờ khả năng giảm chiều cao tổng thể công trình mà sàn không dầm giúp công trình tăng số tầng sử dụng, thuận tiện bố trí hệ thống kỹ thuật và kiến trúc thông thống. Linh hoạt trong vấn đề giật cấp sàn nên được áp dụng trong nhiều loại hình nhà ở, công trình xây dựng.

Loại bỏ phần bê tông ở giữa tiết diện sàn giảm thiểu tác động đến môi trường nhờ khả năng giảm tài nguyên sử dụng và các yếu tố phát sinh.

Giảm toàn bộ hệ thống cốp pha dầm chính và dầm phụ giúp quy trình thi công diễn ra đơn giản, nhanh chóng hơn. Ngoài ra lượng thép sử dụng trong sàn không dầm thấp hơn 35% nhờ việc giảm tải trọng so với sàn truyền thống. Đồng thời tiết kiệm thời gian thi công xuống còn 5 đến 7 ngày.

Nhược điểm

Tuy nhiên sàn không dầm vẫn tồn tại một số nhược điểm như:

Một số câu hỏi về sàn không dầm

cau hoi ve san khong dam

Ngoài ra, Xây Dựng An Thiên Phát sẽ giải đáp một số câu hỏi mà chúng tôi nhận được trong thời gian qua như:

Sàn không dầm dày bao nhiêu?

Độ dày sàn không dầm tại mỗi công trình sẽ có sự chênh lệch tương đối do nhiều yếu tố ảnh hưởng như kích thước và khoảng cách các nhịp, tải trọng công trình xây dựng và chiều cao công trình.

Từ đó, các đơn vị nhà thầu sẽ lựa chọn thiết kế sàn không dầm phù hợp với công trình của bạn với độ dày khoảng 180mm, 230mm, 280mm và 340mm, 390mm, 450mm đối với công trình đặc thù, cần đảm bảo an toàn.

Xây tường trên sàn không dầm được không?

Sàn không dầm là hệ sàn được thiết kế dựa trên các bản sản dày và chiều cao lớn. Cấu tạo hệ sàn luôn có thép với mật độ dày hơn sàn dầm nên bạn có thể xây tường trực tiếp mà không cần dầm.

>>>XEM THÊM:

Sau khi tham khảo toàn bộ thông tin mà Xây Dựng An Thiên Phát đã chia sẻ phía trên hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết sàn không dầm là gì cũng như những công dụng nổi bật sàn không dầm trong xây dựng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hay có nhu cầu thi công sàn chất lượng, giá thành phải chăng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh thì liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua hotline: 0908 836 369 để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất ngay nhé!

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
0908836369