Có phải bạn đang lo lắng tình trạng trần nhà bị nhỏ nước khó chịu, gây bất tiện thậm chí là nguy hiểm cho gia đình mình không? Nếu có thì đây đích thị là bài viết dành cho bạn, hãy cùng Xây Dựng An Thiên Phát khám phá chi tiết ngay nhé!
Trần nhà bị nhỏ nước là một trong những hạng mục cải tạo phổ biến nhất trong quá trình sử dụng và bảo quản ngôi nhà. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cả căn nhà mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại.
Hãy cùng Xây Dựng An Thiên Phát tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả để đảm bảo an toàn, thoải mái cho các thành viên trong gia đình nhé!
Nguyên nhân khiến trần nhà bị nhỏ nước
Trần nhà bị nhỏ nước là một trong những hiện tượng phổ biến sau khi công trình đã đi vào sử dụng một thời gian. Ban đầu trần nhà sẽ xuất hiện một vài vị trí ẩm ướt với các vết loang ẩm mốc sau đó loang dần theo thời gian tạo nên các vệt nước ứ đọng làm trần nhà bị nhỏ nước. Tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn vào mùa mưa.
Thông thường trần nhà bị thấm nước do các nguyên nhân như:
- Trong quá trình thi công xây dựng không được xử lý triệt để khả năng thoát nước cho sân thượng dẫn đến tình trạng ứ đọng, lâu dần xảy ra thấm dột trần nhà;
- Đổ bê tông không chất lượng đồng thời không đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, bảo dưỡng bê tông dẫn đến tình trạng co ngót do thường xuyên tiếp xúc nắng mưa. Từ đó làm cho bề mặt sân thượng bị nứt chân chim, nước mưa ngấm vào khe nứt gây thấm dột trần;
- Cấu trúc vật liệu bao quanh sân thượng cũng có khả năng gây thấm dột trần nhà như phần nền móng không đảm bảo chất lượng, gây sụt lún dẫn đến cấu trúc dầm cột lún theo gây nứt vỡ, thấm dột.
Trần nhà bị nhỏ nước gây ra hậu quả gì?
Sự cố trần nhà bị nhỏ nước, thấm dột sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến công trình và cuộc sống sinh hoạt của các thành viên trong gia đình như:
- Trần nhà bị ẩm mốc: gây ra các vết loang, ẩm mốc, tạo môi trường cho rong rêu phát triển gây mất tính thẩm mỹ, gây mùi hôi khó chịu khiến cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở ảnh hưởng xấu đến sức khỏe các thành viên trong gia đình;
- Trần nhà bị ố vàng: gây ra các vết chân chim ở góc tường hay la phông;
- Trần nhà bị nứt: khiến cho trần nhà xuất hiện các vết rãnh nứt lâu dần sẽ khiến cho vữa tường bị bở, dễ bong tróc, nứt dài;
- Giảm tuổi thọ công trình: nếu không được xử lý kịp thời sẽ xuất hiện tình trạng nhỏ nước liên tục ngay cả khi trời không mưa;
- Gây nguy hiểm: chẳng may nước trần nhà rỉ vào các thiết bị sử dụng điện như ổ cắm, công tắc khiến cho điện bị chập, nguy hiểm đến tính mạng.
Hướng dẫn cách khắc phục tình trạng trần nhà bị nhỏ nước
Sau đây, Xây Dựng An Thiên Phát sẽ hướng dẫn chi tiết cách xử lý triệt để tình trạng trận nhà bị rỉ nước, thấm nước do các vết nứt gây ra:
Sử dụng keo chống thấm
Đây là biện pháp chống thấm an toàn, đơn giản giúp bạn tiết kiệm chi phí nhất mà nhiều người thường áp dụng khi gặp tình trạng nhà bị thấm dột. Bạn có thể sử dụng một số loại keo chống thấm như:
- Neomax 820;
- Silicone Apollo 500;
- AS-4001SG;
- AWS-6000;
- TX921;
- TX911;
- Keo chống thấm Rồng Đen;
- Polyurethane Foam PU TC – 668;
- Sika Multiseal;
- Keo chống thấm RTV Silicone;
- RTV X’traseal SN-501;
- Acrylic water seal B263 Bosny;
- Keo chống thấm đàn hồi gốc Acrylic Sl800;
- Keo chống thấm F-seal.
Sau đó thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết: Chuẩn bị chổi, bay, bàn chải sắt, máy đục, máy mài, máy thổi bụi, máy khoan, kim bơm keo, phễu rót, máy bơm keo, keo chống thấm, keo trám;
- Bước 2: Vệ sinh trần nhà: Vệ sinh sạch sẽ khu vực trần nhà nhằm đảm bảo độ kết dính của keo. Tiến hành khoanh vùng các vết nứt trên trần nhờ máy mài sau đó dùng máy thổi bụi, chổi, bàn chải sắt thổi sạch các bụi bẩn, rong rêu bám trên vết nứt;
- Bước 3: tiến hành khoan vắn kim bơm keo: tiến hành khoan vào các vị trí trọng yếu được đánh dấu, mỗi mũi khoan cách nhau từ 15 đến 20cm đảm bảo khoan xuyên qua vết nứt. Sử dụng keo SL 1401 để trám dọc vết nứt;
- Bước 4: Bơm keo chống thấm cho trần nhà: Mỗi loại keo sẽ có cách pha trộn khác nhau do đó bạn nên xem hướng dẫn sử dụng chi tiết trên bao bì để có thể trộn keo đúng tỉ lệ. Sau đó gắn máy bơm vào kim rồi bơm lên các vết nứt đến khi nào không thể bơm thêm keo được nữa.
- Bước 5: Trám lỗ khoan: Sử dụng các chất phụ gia như Sika latex để làm đẩy các lỗ khoan rồi vệ sinh lại toàn bộ khu vực sửa chữa.
Dùng sika xử lý vết nứt
Sử dụng sika để thấm nước là một trong những phương pháp được nhiều thợ dùng nhất nhờ khả năng chống thấm tốt, độ bền cao lên đến hàng chục năm với cách thực hiện đơn giản qua các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một bao xi măng và một can sika;
- Bước 2: Phá dỡ lớp vữa cũ, sơn bong tróc đến nền bê tông;
- Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bề mặt chống thấm;
- Bước 4: Tiến hành trộn sika với nước theo tỉ lệ 1:1 sau đó thêm xi măng vào sau. Hỗn hợp thu được gọi là hồ dầu;
- Bước 5: Tưới ẩm lên các vết nứt rồi quét hồ dầu lên;
- Bước 6: Sau 1 tiếng lớp hồ dầu khô lại, bạn tiếp tục tưới nước dưỡng ẩm;
- Bước 7: Trám lại bằng lớp vữa chống thấm gồm sika, cát và xi măng.
Dùng chất chống thấm CT 11A
CT11A Plus Sàn là chất chống thấm cao cấp được sử dụng phổ biến trong hạng mục chống thấm, xử lý trần nhà ngấm nước với độ bền lên đến 15 năm. Đồng thời đây còn là sản phẩm chống nước hiệu quả, liên kết với bê tông hiệu quả.
Để xử lý trần nhà nhỏ nước bằng CT 11A bạn cần thực hiện 2 bước sau:
Bước 1: Vệ sinh trần nhà: loại bỏ hết bụi bẩn, rêu mốc hay các lớp xi măng, lớp sơn bong tróc. Bạn làm càng sạch thì hiệu quả chống thấm càng tốt.
Bước 2: Thực hiện phủ CT 11A cho trần nhà:
- Trộn hỗn hợp xi măng và nước theo tỉ lệ 1: 0,5;
- Trộn hỗn hợp trên với 1kg CT 11A rồi trộn đều hỗn hợp;
- Phủ 2 đến 3 lớp hỗn hợp trên vào vị trí trần nhà bị rỉ nước, thấm dột. Khoảng 6 đến 8 tiếng thì bạn phủ thêm 1 lớp.
*Lưu ý: nên đợi lớp cuối cùng khô hoàn toàn rồi mới phủ lớp sơn lên bề mặt nhé!
Một số lưu ý khi sửa chữa trần nhà bị nhỏ nước
Để khắc phục tình trạng trần nhà bị thấm nước hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Đảm bảo hệ thống thoát nước trên sân mái tốt, không bị ứ đọng nước;
- Nếu lát gạch trên sân thượng, nên ưu tiên các loại gạch chống trơn trượt, kích thước nhỏ và có thành phần thấm hút nước tốt;
- Ngoài những cách xử lý trần nhà bị nhỏ nước mà Xây Dựng An Thiên Phát đã chia sẻ phía trên thì bạn có thể áp dụng phương pháp ốp lam cho công trình để ngăn chặn nước xâm nhập triệt để;
- Nếu không chắc chắn vào khả năng thi công của mình thì hãy liên hệ dịch vụ cải tạo, sửa chữa nhà uy tín để được hỗ trợ tốt nhất.
>>>XEM THÊM:
- Cải Tạo Nhà 2 Tầng Cũ Tiết Kiệm, Đẹp Như Mới
- Chi Phí Xin Giấy Phép Sửa Chữa Nhà Ở Hết Bao Nhiêu?
- Dự Toán Sửa Chữa Nhà Chính Xác, Chi Tiết Nhất
Hy vọng qua những thông tin mà Xây Dựng An Thiên Phát đã chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn xác định được nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng trần nhà bị nhỏ nước hiệu quả nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hay cần tư vấn dịch vụ thi công chống thấm uy tín, chuyên nghiệp thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline: 0908 836 369 nhé!