Trát tường là gì? Có bao nhiêu loại trát tường? Cách bảo dưỡng tường sau khi trát như thế nào? đang khiến nhiều gia chủ phải đau đầu. Trong bài viết này, Xây Dựng An Thiên Phát sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết các câu hỏi phía trên. Đừng bỏ lỡ nhé!
Trát tường là một yếu tố quan trọng giúp công trình xây dựng trở nên bền vững, bảo vệ căn nhà khỏi những tác động tiêu cực của thời tiết như gió bão, nắng mưa, nấm mốc...
Tuy việc trát tường khá phổ biến và được ứng dụng rộng rãi, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ trát tường là gì? Phân loại của trát tường như thế nào? Hôm nay, Xây Dựng An Thiên Phát sẽ chia sẻ đến bạn một vài thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về công tác trát tường. Xem ngay!
Trát tường là gì?
Trát tường là quá trình phủ liên bề mặt tường một lớp vữa xi măng, vữa thạch cao hoặc các loại vữa khác nhằm tạo ra một bề mặt phẳng, mịn và có tính thẩm mỹ cao.
Việc trát tường không chỉ giúp bảo vệ tường gạch khỏi các tác động của thời tiết, môi trường mà còn giúp tường cải thiện khả năng cách âm, cách nhiệt.
Bạn có thể hiểu đơn giản trát tường là gì? như sau: Trát tường là một bước không thể thiếu, được thực hiện sau khi xây dựng xong phần thô của công trình. Quá trình trát tường đòi hỏi sự khéo léo và chuẩn kỹ thuật để đảm bảo lớp vữa được phủ đều, bám chắc và bảo vệ mặt tường toàn diện nhất.
Các loại trát tường phổ biến nhất trong xây dựng
Trong xây dựng, trát tường được chia ra làm 3 loại thông dụng nhất là trát tường 1 lớp, trát tường 2 lớp và trát tường 3 lớp. Cụ thể từng loại như sau:
- Trát tường 1 lớp: Trát tường 1 lớp có độ dày khoảng 1 phân (10mm), loại trát này được sử dụng để tạo một lớp vững mỏng trên mặt tường. Phương pháp này được ứng dụng cho các bức tường nội thất, công trình phụ, không yêu cầu cao về độ hoàn thiện.
- Trát tường 2 lớp: Còn được gọi là trát tường lạnh, có độ dày khoảng 1.5 - 2 phân (15-20mm). Loại trát tường này được ứng dụng để tạo ra hai lớp vữa trên tường, giúp che phủ các khuyết điểm trên về mặt. Loại trát tường này được sử dụng cho các công trình có yêu cầu khá cao độ hoàn thiện như văn phòng, nhà ở, khách sạn...
- Trát tường 3 lớp: Loại trát tường này có độ dày từ 2.5 - 3 phân (25-30mm), trát tường 3 lớp gồm 3 lớp vữa gồm lớp lót, lớp trung gian và lớp hoàn thiện. Thường được sử dụng như lớp trát lót, trát đệm hoặc lớp trát ngoài cùng.
Một số biện pháp bảo dưỡng sau khi trát tường
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về trát tường là gì? Bên cạnh các khái niệm, phân loại trên, bạn không thể bỏ qua bước bảo dưỡng. Bề mặt sau khi trát tường cần được bảo dưỡng một cách cẩn thận nhằm đảm bảo độ bền bỉ và tính thẩm mỹ của tường.
Dưới đây là một số biện pháp bảo dưỡng hàng đầu được Xây Dựng An Thiên Phát "đúc kết" sau nhiều năm làm nghề.
- Hạn chế va chạm: Khi vừa hoàn thiện công tác trát tường, bạn cần tránh va chạm vào các vị trí trát chưa khô hoàn toàn, tránh việc tạo ra vết bẩn, vết trầy xước hoặc gây biến dạng.
- Phun nước duy trì độ ẩm: Sau vài ngày trát, cần phun nước lên bề mặt tường để duy trì độ ẩm, điều này đặc biệt quan trọng trong các ngày trời nắng nóng hoặc vùng có khí hậu khô hanh.
- Hạn chế các tác động từ ánh nắng mặt trời: Từ 2 đến 3 ngày đầu sau khi trát, mặt trát cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mạnh. Bởi ánh nắng quá mạnh có thể gây ra quá trình khô nhanh, dẫy đến nguy cơ nứt nẻ, biến dạng tường.
- Kiểm tra thường xuyên: Thường xuyên kiểm tra bề mặt sau khi trát, nếu phát hiện các vết nứt, bong tróc thì cần có phương án sửa chữa kịp thời, đảm bảo chất lượng mặt tường.
>>>XEM THÊM:
- Tiêu Chuẩn Xây Tường Gạch Đảm Bảo Chất Lượng
- Mâm Cúng Động Thổ Xây Nhà Đầy Đủ Lễ Vật Gồm Những Gì?
- Đài Móng Là Gì? Biện Pháp Thi Công Chuẩn Kỹ Thuật
Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn trả lời nhanh thắc mắc trát tường là gì? Phân loại và cách bảo dưỡng trát tường. Nếu bạn đang có nhu cầu thi công xây dựng nhà ở trọn gói, giá tốt, vui lòng liên hệ ngay với Xây Dựng An Thiên Phát để được hỗ trợ nhiệt tình 24/7 nhé.