Toàn bộ câu trả lời cho câu hỏi nhà lắp ghép là gì và những mẫu nhà lắp ghép 20, 30, 50, 100, 200, 300 triệu đẹp thông dụng giá rẻ hiện nay khi xây dựng sẽ có tại bài viết này của công ty Xây Dựng An Thiên Phát. Theo dõi ngay bạn nhé!
Với những ưu điểm vượt trội như chi phí xây dựng không quá cao, thời gian xây dựng nhanh chóng, linh động trong việc di dời đi nơi khác thì hiện nay nhà lắp ghép rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Hãy xem ngay những nội dung dưới đây của Xây Dựng An Thiên Phát nếu bạn có thêm thông tin liên quan đến loại nhà này bạn nhé!
Nhà lắp ghép là kiểu nhà gì?
Nhà lắp ghép (nhà lắp ráp, nhà thép lắp ghép, nhà module) là mẫu nhà được lắp ráp từ các vật liệu nhẹ như gỗ, gạch AAC, bê tông nhẹ ESP kèm khung thép nhẹ giống bản thiết kế một ngôi nhà bình thường.
Thông thường mẫu nhà lắp ghép thường được xây dựng dành cho công nhân, chỗ ở tạm cho các công nhân làm công trình, làm nhà trọ, nhà kho,... Chi phí đầu tư sẽ thấp hơn so với nhà di động hoặc nhà cố định.
Tuy có giá thành thi công không quá cao nhưng về tính an toàn, khả năng chịu lực, chịu nhiệt vẫn được đảm bảo. Chính vì những ưu điểm đó nên kiểu nhà này được rất nhiều gia chủ ưa chuộng.
Mẫu thiết kế nhà lắp ghép giá 20, 30, 50, 100, 200, 300 triệu
- Nhà lắp ghép 20 đến 30 triệu đồng: vì mức giá này không quá cao nên diện tích nhà sẽ không quá lớn;
- Nhà lắp ghép 50 triệu: ngôi nhà này sẽ khá tiện nghi do sẽ có nhiều không gian khác nhau
- Nhà lắp ghép 100 triệu: hệ thống dầm cột trong ngôi nhà lắp ghép 100 triệu sẽ khá chắc chắn nên bạn hãy cân nhắc lựa chọn xây dựng với mức giá này;
- Nhà lắp ghép 200 triệu: các chất liệu tốt như thép, thép U mạ kẽm,... sẽ được sử dụng để làm cột, dầm cho nhà lắp ghép 200 triệu. Với chi phí này ngôi nhà của bạn sẽ rất chắc chắn.;
- Nhà lắp ghép 300 triệu: với mức giá này bạn hoàn toàn có thể lựa chọn bất kỳ vật liệu nào mà mình ưa thích. Về độ bền chắc thì chắc chắn với mức giá này sẽ không làm bạn thất vọng.
Cấu tạo của mẫu nhà lắp ghép
Phần móng
Khi thi công bất cứ mọi công trình nào thì phần móng là phần không thể bỏ qua. Phần móng được thi công càng kiên cố thì ngôi nhà của bạn sẽ càng chắc chắn.
Khi thi công phần móng cho nhà lắp ghép bạn cần khảo sát đặc điểm của khu vực chuẩn bị xây để có thể tiến hành đào móng với độ sâu phù hợp nhất. Để hoàn thiện phần móng thì bạn có thể sử dụng 2 vật liệu là gạch và vữa.
Mỗi địa hình khác nhau sẽ phù hợp với những loại móng khác nhau. Có công trình sẽ sử dụng móng đơn và có công trình sẽ sử dụng móng băng hoặc móng bè,... Để có thể liên kết các phần cột thép bên dưới và phần cột bê tông phía trên thì người ta sẽ sử dụng các loại bulong chuyên dụng.
Khung thép của nhà lắp ghép
Dựa trên thông số của bản thiết kế mà khung thép sẽ được thiết kế và gia công hợp. Dưới đây là 4 thành phần cấu tạo nên khung thép:
- Dầm bằng thép;
- Cột trụ (hình tròn hoặc hình chữ H);
- Xà gồ (có dạng chữ H hoặc chữ U);
- Độ dốc mái (độ dốc từ 10 đến 15%).
Kết cấu phụ
- Mái nhà: tôn lạnh, tôn giả ngói, tấm lợp olympic là những vật liệu thường được sử dụng để làm mái nhà;
- Cửa trời: cửa trời sẽ mang đến cho ngôi nhà bạn có được nguồn ánh sáng tự nhiên;
- Tường bao: gạch, thép gai, lưới B40 là những vật liệu thường được sử dụng để làm tường bao cho ngôi nhà.
Ưu và nhược điểm của nhà lắp ráp
Ưu điểm
- Thời gian thi công nhanh hơn so với khi thi công nhà cố định;
- Chi phí đầu tư thấp giúp bạn tiết kiệm được khác nhiều chi phí (thông thường sẽ giao động từ 20 đến dưới 300 triệu đồng);
- Linh động trong thiết kế, bạn có thể sử dụng bất vật liệu nào mà mình thích cho quá trình thi công;
- Chất lượng được kiểm soát một cách dễ dàng và nhanh chóng;
- Bạn có thể dễ dàng di dời đến những công trình khác và tái sử dụng mà nhà vẫn giữ nguyên được chất lượng
- Không gây hại đến môi trường xung quanh do chủ yếu được sử dụng từ những vật liệu thân thiện với môi trường.
Nhược điểm
- Độ bền của nhà lắp ghép không cao nên chỉ thích hợp cho những mục đích có chỗ ở tạm thời;
- Với những môi trường thường xuyên có mưa bão và sạt lở thì không thể xây dựng là lắp ghép được;
- Diện tích xây dựng rộng mới có thể xây dựng được.
Các cách xây nhà dạng lắp ghép rẻ đẹp
Các chất liệu phổ biến thường được sử dụng để xây dựng là lắp ghép hiện nay là:
Nhà lắp ghép bằng bê tông siêu nhẹ
Đây là một trong những chất liệu được sử dụng nhiều nhất do có ưu điểm là chống cháy, chống nóng một cách hiệu quả.
Xây nhà lắp ghép bằng tấm panel
Thời gian xây nhà lắp ghép bằng tấm panel tương đối cao nên loại vật liệu này cũng được khá nhiều người lựa chọn. Vách tường, sàn bê tông nhẹ cũng có thể sử dụng vật liệu này. Nếu bạn muốn sở hữu một ngôi nhà có chất lượng vượt trội thì đừng bỏ qua vật liệu là tấm panel này nhé.
Xây nhà lắp ghép bằng bê tông khí chưng áp
Rất nhiều nhà đầu tư sử dụng bê tông khí chưng áp để xây nhà lắp ghép. Trước khi tiến hành lắp ghép thì người ta sẽ đúc sẵn những tấm bê tông này thành những tấm khá lớn. Xét về độ bền, độ chống nóng, độ cách nhiệt thì bê tông khí chưng áp luôn được xét ở mức cao.
Xây nhà lắp ghép bằng tôn xốp
Tấm tôn xốp là một trong các chất liệu có giá thành khá rẻ nên cũng được sử dụng rất nhiều. Tấm tôn xốp khá nhẹ nên rất dễ dàng cho quá trình thi công. Vách ngăn, tường, mái che thường cũng được hình thành từ chất liệu này. Các công trình như nhà xưởng, công trình tam hay văn phòng làm việc sẽ khá phù hợp.
Các mẫu nhà lắp ghép được yêu thích nhất 2024
Mẫu nhà di động thông minh
Mẫu nhà này thường được các gia đình yêu thích sự xê dịch vì nó dễ dàng di chuyển đi nhiều nơi bất kỳ. Vì có diện tích không quá lớn do nhà di động thông minh thường được xếp vào phân khúc nhà mini. Các vật liệu nhẹ, có khả năng cách nhiệt thường được sử dụng để thi công mẫu nhà này.
Nhà homestay lắp ráp
Thông thường mẫu nhà này thường được xây dựng với mục đích chính là kinh doanh. Người sử dụng thường yêu thích sự tối giản, gần gũi với thiên nhiên nên mẫu nhà Homestay sẽ được xây dựng dựa trên mục đích đó. Để được nhiều khách hàng chú ý đến thì mẫu nhà này cũng rất đề cao sự thẩm mỹ trong phong cách thiết kế.
Mẫu nhà lắp ghép mini
Để tiện cho người sử dụng thì thông thường mẫu nhà này thường được lắp ghép dưới dạng các module có sẵn. Các không gian chung cũng sẽ không bị ảnh hưởng do diện tích xây dựng của mẫu nhà này cũng không quá lớn.
Nhà vườn lắp ráp đẹp
Nếu bạn muốn sở hữu một không gian sống gần gũi với thiên nhiên nhưng lại có ít chi phí xây dựng thì hãy lựa chọn nhà vườn lắp ghép. Để có thể tiếp cận tối đa với thiên nhiên thì mẫu nhà này sẽ được thiết kế với các cửa ra vào và cửa sổ tương đối lớn.
Mẫu nhà Container lắp ráp
Với loại nhà này thì bạn có thể tận dụng để sử dụng cho các mục đích khác nhau như: làm nhà ở, làm văn phòng, kinh doanh,...
Nhà lắp ghép kiểu Nhật
Trong khoảng thời gian vừa qua thì có rất nhiều người ưa chuộng mẫu nhà lắp ghép kiểu Nhật. Mẫu nhà này tuy không quá lớn nhưng vẫn có đầy đủ những tiện nghi cần thiết. Khi thi công sẽ không làm gây hại đến môi trường.
Mẫu nhà Bungalow
Nhiều khu du lịch, khu nghỉ dưỡng thường áp dụng mẫu nhà này. Ưu điểm của mẫu nhà này là sự tiện nghi và thoải mái giúp cho những người sử dụng lấy lại được tinh thần một cách nhanh chóng.
Nhà lắp ghép 2 tầng đẹp
Mẫu nhà này là sự giao thoa giữa phong cách hiện đại và truyền thống nên được khá nhiều người ưa chuộng.
Mẫu nhà lắp ghép thiết kế mái dốc
Nếu bạn muốn sở hữu cho mình một mẫu nhà thịnh hành với phong cách thiết kế đẹp thì đừng bỏ qua mẫu nhà này nhé.
>>> XEM THÊM: Tổng hợp Các Mẫu Nhà Đẹp Nhất 2023
Ứng dụng của nhà lắp ghép, lắp ráp
- Sử dụng làm ở dân dụng: nếu gia đình bạn cần một chỗ ở nhưng chưa có đủ chi phí đầu tư xây nhà cố định thì mẫu nhà này hoàn toàn phù hợp;
- Thi công nhà lắp ghép để làm nhà điều hành: do mức chi phí đầu tư không quá cao nên mẫu nhà này thường dùng để làm chỗ nghỉ ngơi, giám sát cho các chỉ huy trong các công trình xây dựng;
- Sử dụng làm lớp học: tại các khu vực vùng sâu, vùng xa thì còn được tận dụng để làm lớp học tình thương;
- Nhà lắp ghép làm quán cà phê: với mục đích này bạn chỉ cần tập trung vào phần bày trí là có thể thu hút được nhiều khách hàng;
- Sử dụng làm resort hoặc homestay: bạn sẽ thu hồi vốn khá nhanh nếu sử dụng là lắp ghép để kinh doanh những dịch vụ lưu trú.
Quy trình thi công nhà lắp ráp đẹp, giá rẻ
Để có được một ngôi nhà hoàn chỉnh thì cần có những bước sau:
- Bước 1: Dựa vào mục đích sử dụng mà bạn có thể sử dụng các vật liệu như thép, sắt mạ kẽm, gỗ,... để làm phần khung;
- Bước 2: Trước khi thi công phần sàn, trần, mái nhà thì hãy hoàn thiện phần tường vách xung quanh trước;
- Bước 3: Bố trí nội thất và lắp đặt hệ thống đèn, điện,..;
- Bước 4: Sử dụng các loại xe cẩu chuyên dụng để di chuyển các vật liệu đã chuẩn bị để lắp ghép nhà đến vị trí cần lắp ghép;
- Bước 5: Tiến hành lắp ghép nhà bằng xe cẩu;
- Bước 6: Hoàn thành việc lắp đặt hệ thống đèn, điện,..;
- Bước 7: Hoàn tất và đưa vào sử dụng.
>>>> XEM THÊM: Dịch vụ xây nhà trọn gói TPHCM giá rẻ
Một số câu hỏi liên quan
Dưới đây là một số câu hỏi mà Xây Dựng An Thiên Phát thường được khách hàng hỏi:
Xây nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không?
Theo quy định của Bộ Xây dựng thì mọi công trình xây dựng đều cần phải xin giấy phép.
Làm nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp được không?
Câu trả lời là không. Đất nông nghiệp chỉ được sử dụng với mục đích trồng cây và không được xây nhà.
Có nên xây nhà dạng lắp ghép không?
Tùy vào mục đích sử dụng mà câu trả lời sẽ là có hoặc không. Bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định xây nhé!
Nhà lắp ghép có bền không?
So với nhà cố định thì kiểu nhà này sẽ không thể bền bằng được do chi phí đầu tư thấp hơn rất nhiều. Với chi phí đầu tư càng nhiều thì độ bền cũng sẽ càng cao.
>>>XEM THÊM:
- Nhà có tầng hầm là gì? Xây hầm có cần xin giấy phép không
- Báo Giá Xây Nhà 1 Trệt 1 Lầu Trọn Gói Mới Nhất 2024
Như vậy là Xây Dựng An Thiên Phát cũng đã cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin liên quan đến nhà lắp ghép kèm ứng dụng, ưu nhược điểm, mẫu nhà lắp ráp 20, 50, 100, 200, 300 triệu khi tiến hành thi công xây dựng. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Nếu thấy hay hãy chia sẻ ngay bạn nhé!