Nhà ở cấp 3 là gì? Tại Việt Nam thì có những hạng mục nhà ở nào phổ biến? Thắc mắc này của bạn sẽ được Xây Dựng An Thiên Phát giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.
Trên thực tế thì nhà ở tại Việt Nam được phân hạng rõ ràng theo 4 hạng mục chính: nhà ở cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4. Tuy nhiên, nhà ở cấp 3 là gì thì vẫn còn là khái niệm xa lạ đối với nhiều người. Để giải đáp chủ đề này, bạn có thể tham khảo ngay nội dung được Xây Dựng An Thiên Phát chia sẻ sau đây.
Nhà cấp 3 là gì?
Nhà ở cấp 3 là mẫu nhà có kết cấu vững chắc vì sử dụng bê tông cốt thép và gạch để xây dựng, được xếp trên 1 bậc so với nhà cấp 4, có tuổi đời sử dụng có thể lên đến 40 năm.
Theo đó, nhà cấp 3 được bao che quanh bằng tường gạch mái ngói và các vật liệu hoàn thiện bằng các vật liệu phổ thông nên giá xây nhà tương đối ở mức dễ tiếp cận.
Các loại nhà ở phổ biến tại Việt Nam
Thông tư liên bộ, Số 7 – LB/TT Xây dựng – Tài chính – UBVGNN và Tổng cục quản lý ruộng đất quy định vào ngày 30/9/1991 về việc hướng dẫn phân loại các hạng nhà ở, đất đai và định giá tính thuê nhà đã liệt kê rõ các tiêu chuẩn phân biệt riêng của từng loại nhà. Cụ thể như sau:
Biệt thự
Đối với hạng mục nhà ở biệt thự sẽ có những đặc điểm nổi bật như sau:
- Nhà ở cách biệt, có sân vườn rộng rãi, hàng rào bao quanh;
- Cấu trúc chịu lực khung sàn, tường đều bằng bê tông cốt thép hoặc tường gạch chắc chắn;
- Mái bằng hoặc mái ngói, có hệ thống cách âm, cách nhiệt tốt;
- Nguồn vật liệu tô trát, ốp, lát bên ngoài là loại cao cấp;
- Không hạn chế số tầng lầu, mỗi lầu có ít nhất 2 phòng ngủ;
- Tiện nghi đầy đủ, chất lượng tốt, kiến trúc cầu kỳ, có tính nghệ thuật rất cao.
Nhà cấp 1
Hạng mục nhà ở cấp 1 có một số đặc điểm đáng chú ý bạn có thể tham khảo qua như sau:
- Sử dụng bê tông cốt thép cho hệ thống chịu lực nên niên hạn sử dụng có thể cao đến 80 năm;
- Xung quanh được bao che bằng bê tông cốt thép hoặc gạch xây, các tường ngăn cũng tương tự;
- Sử dụng hệ thống mái bằng, mái ngói bằng cấu trúc bê tông cốt thép, có hiệu ứng cách nhiệt tốt;
- Vật liệu tô trát, ốp lát bên trong lẫn bên ngoài là nguồn nguyên liệu tốt;
- Tiện nghi sinh hoạt đầy đủ (nhà bếp, nhà tắm, hệ thống điện nước, internet), tiện lợi, không hạn chế số tầng.
Nhà cấp 2
Trong hạng mục nhà ở cấp 2 có các điểm chú ý như sau:
- Hệ thống chịu lực cho ngôi nhà bằng bê tông cốt thép và có thời gian sử dụng lâu năm (khoảng 70 năm);
- Xung quanh được bao bởi tường gạch bê tông;
- Mái thi công bê tông cốt thép hoặc sử dụng mái Fibroociment;
- Vật liệu xây dựng hoàn thiện ở mức tương đối tốt;
- Không giới hạn số tầng xây, tiện nghi sinh hoạt đầy đủ.
Nhà ở cấp 3
- Kết cấu chịu lực của nhà ở cấp 3 làm bằng bê tông cốt thép hoặc xây dựng, niên hạn sử dụng trong khoảng 35 - 45 năm (tùy loại kết cấu);
- Sử dụng gạch để bao che cho nhà, tường ngăn cũng dùng gạch để xây;
- Hệ thống mái ngói hoặc mái Fibroociment;
- Nguồn vật tư hoàn thiện là loại phổ thông;
- Tiện nghi sinh hoạt ở mức bình thường, nội thất trang bị là vật liệu phổ thông;
- Nhà ở chỉ cao tối đa 2 tầng lầu.
Nhà cấp 4
Đây có thể xem là hạng mục nhà ở phổ biến nhất tại Việt Nam với các đặc điểm như sau:
- Kết cấu chịu lực bằng gạch hoặc gỗ nên niên hạn sử dụng tối đa khoảng 30 năm;
- Tường bao che và tường ngăn bằng gạch (độ dày của tường 22cm hoặc 11cm);
- Mái của nhà cấp 4 sử dụng mái ngói hoặc mái Fibroociment;
- Nguồn vật liệu hoàn thiện thường có chất lượng không cao;
- Không gian tiện nghi sinh hoạt bị hạn chế nhất định.
Nhà tạm
Nhà ở tạm là những hạng mục được xem là kém chất lượng nhất trong 4 loại kể trên. Các đặc điểm của công trình nhà ở tạm thường rất đơn sơ. Cụ thể là:
- Kết cấu chịu lực bằng gỗ, tre, vầu;
- Xung quanh tường bao bằng đất, toocxi, lợp lá;
- Mái nhà sử dụng gỗ kiềng, lợp lá hoặc rơm rạ;
- Tiện nghi sinh hoạt thấp.
Phân hạng nhà ở tại Việt Nam
Trên thực tế thì việc xây dựng nhà thường không đồng bộ theo các tiêu chuẩn như đã đề cập, do vậy mà mỗi cấp nhà có thể được chia ra 2 hoặc 3 hạng dựa trên những căn cứ như sau:
- Đạt đủ 4 tiêu chuẩn đầu sẽ dành cho hạng mục nhà biệt thự;
- Đạt 3 tiêu chuẩn sẽ dành cho nhà ở cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 được xếp vào hạng mục;
- Nếu đạt 80% so với hạng 1 sẽ xếp vào hạng 2;
- Nếu đạt 70% so với hạng 1 sẽ xếp vào hạng 3;
- Nhà tạm sẽ không được phân hạng.
>>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Diện tích xây dựng là gì? Cách tích diện tích xây dựng
- Mật độ xây dựng là gì? Cách tính mật độ xây dựng CHUẨN
- Tiêu chí lựa chọn nhà thầu xây dựng UY TÍN Chuyên Nghiệp
Hy vọng với những chia sẻ của xaydunganthienphat.com, bạn sẽ có thể hiểu được nhà cấp 3 là gì cũng như cách phân hạng nhà ở cấp 1, 2, 3 tại Việt Nam. Đừng quên chia sẻ bài viết đến với nhiều đọc giả khác nếu nội dung của chúng tôi bổ ích và hữu dụng nhé.