Đài móng là gì? Kích thước và quy trình thi công chuẩn như thế nào? Tất cả sẽ được Xây Dựng An Thiên Phát chia sẻ trong bài viết sau đây. Đừng bỏ lỡ nhé!
Ngày nay, thi công đài móng là một trong những phương pháp được ứng dụng phổ biến, góp phần tăng lực bền cho công trình xây dựng. Có thể nói, một công trình có đảm bảo chất lượng, bền bỉ theo thời gian hay không dựa rất nhiều vào giai đoạn này.
Như vậy, đài móng là gì? Kích thước chuẩn ra sao? Hãy cùng Xây Dựng An Thiên Phát tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.
Đài móng là gì?
Đài móng là một bộ phận được sử dụng để liên kết các cọc với nhau, có tác dụng phân bổ tải trọng phía trên nén xuống dưới một các đồng đều, hiệu quả, đảm bảo cân bằng lực cho toàn bộ phần nền móng của công trình.
Có thể hiểu đơn giản khái niệm đài móng là gì như sau: Trong một công trình xây dựng, đài móng là bộ phận quan trọng có vai trò liên kết các cọc lại với nhau theo đúng kỹ thuật, đảm bảo sự chắc chắn. Đài móng được chia thành 2 loại là đài cứng và đài mềm, mỗi loại sẽ có kích thước, mục đích sử dụng và trường hợp sử dụng khác nhau.
Không những vậy, tùy theo tính chất và kết cấu của từng khu vực đất, đài móng sẽ được xây dưới hình dạng khác nhau như hình côn, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác...
Kích thước chuẩn của đài móng
Kích thước chuẩn của đài móng là gì? Thông thường, đài móng sẽ được thiết kế và chế tạo với các tiêu chuẩn kích thước phù hợp, đảm bảo thực hiện đúng công năng của mình. Cụ thể kích thước tiêu chuẩn của từng bộ phận đài móng như sau:
- Độ dài từ mép đài móng đến vị trí trung tâm cột biên không được nhỏ hơn bình quân chiều dài cạnh của cọc, vị trí từ mép đài đến mép cọc phải lớn hơn 150mm;
- Đài móng 1 hàng hay đài móng 2 hàng đều cần đảm bảo bề rộng đáy lớn hơn chiều dài cọc công trình 2 lần và chiều rộng phải lớn hơn 600mm;
- Độ dày được xác định dựa trên yêu cầu kết cấu phần trên của công trình. Chẳng hạn như đài móng hình công thì độ dày lớn hơn 300mm.
- Kích thước của đài móng phải được tính toán theo diện tích sử dụng để có thể bố trí đúng số cọc;
- Khoảng cách tính từ mép đài tới mép hàng cọc ngoài cùng phải trên 100mm đối với công trình nhà dân dụng;
- Khoảng cách giữa các tim cọc đặt gần nhau trong đài không được nhỏ hơn 3d với cọ ma sát và từ 2d với các chống;
- Tùy thuộc vào cấu tạo địa chất của từng công trình, chiều sâu để chôn đài cọc sẽ khác nhau.
Biện pháp thi công đài móng chuẩn kỹ thuật
Thi công đài móng cần được tiến hành theo từng bước một, mỗi bước đòi hỏi sự cẩn thận, đảm bảo đúng chuẩn kỹ thuật và quy định của ngành xây dựng đặt ra.
Để giúp bạn hiểu rõ đài móng là gì? Theo dõi ngay chi tiết các bước thi công bộ phận này sau đây:
- Bước 1. Đào đất thi công đài bệ: Công nhân sử dụng máy đào tiến hành đào đất thi công đài bệ, giằng móng. Chỉnh sửa hố móng đảm bảo cao độ đáy móng theo thiết kế.
- Bước 2. Đổ bê tông lót đài bệ: Tiến hành đổ lớp bê tông lớp đài bệ dày 5cm, đảm bảo chuẩn kỹ thuật và thời gian thi công nhanh chóng.
- Bước 3. Lắp đặt cốt thép, ván khuôn: Sau khi bê tông đạt tới cường độ tiến hành theo quy định, công nhân tiến hành lắp dựng cốt theo đài bệ và giằng cọc cùng lúc. Tiếp đến là lắp ván khuôn, thanh chống cho đài móng.
- Bước 4. Đổ bê tông đài móng: Khi nghiệm thu cốt thép xong, tiến hành đổ bê tông. Bê tông sử dụng đổ đài móng được vận chuyển đến công trình bằng xe mix, dùng xe bơm cần kết hợp với bơm tĩnh để đổ bê tông đài bề và giằng móng đến cao độ đáy sàn tầng hầm, phần còn lại đổ cùng sàn. Cuối cùng đầm dùi để đầm bê tông chắc chắn nhất.
>>>XEM THÊM:
- Bạn Có Biết Đổ Mái Bê Tông Bao Nhiêu Ngày Mới Được Xây Tiếp?
- Mâm Cúng Động Thổ Xây Nhà Đầy Đủ Lễ Vật Gồm Những Gì?
- Móng Gạch Là Gì? Cấu Tạo & Quy Chuẩn Thi Công
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ đài móng là gì? Kích thước và cách bước thi công đài móng chuẩn kỹ thuật nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc chưa được giải đáp, bạn có thể liên hệ ngay với Xây Dựng An Thiên Phát để được hỗ trợ tốt nhất nhé.