Bố trí thép sàn 2 lớp là gì? Quy trình bố trí thép sàn 2 lớp gồm những bước nào? Xây Dựng An Thiên Phát sẽ giúp bạn giải đáp tất cả câu hỏi trên thông qua bài viết ngay bên dưới đây, cùng tìm hiểu nhé.
Đối với hầu hết công trình xây dựng hiện nay thì việc bố trí thép sàn 2 lớp là một trong những giai đoạn được đội ngũ thi công cực kỳ chú trọng. Bởi vì sàn là một trong những kết cấu chịu lực trực tiếp từ công trình, quyết định độ an toàn sử dụng công trình sau khi thi công. Cùng Xây Dựng An Thiên Phát tìm hiểu quy trình bố trí thép sàn 2 lớp ngay sau đây.
Vai trò của thép sàn 2 lớp
Trước khi cùng nhau tìm hiểu về cách bố trí thép sàn 2 lớp thì Xây Dựng An Thiên Phát cùng bạn tìm hiểu thông tin về vai trò của thép sàn 2 lớp.
Thép sàn 2 lớp là thành phần có ảnh hưởng trực tiếp đến tính ổn định chung của công trình. Hệ thống sàn 1 lớp thường được làm bằng bê tông nên có tính chịu kéo kém, chính vì vậy thép sàn 2 lớp sẽ giúp cho công trình giảm thiểu xảy ra các tình trạng như nứt, gãy, sập gây nguy hiểm cho người sử dụng công trình.
Bên cạnh đó thì thép sàn 2 lớp còn giúp tăng độ bền cho sàn nhà, giúp sàn chịu được nhiệt độ cao, chống cháy tốt. Với kết cấu 2 lớp thì thép sàn còn có khả năng tạo hình trong kiến trúc, tạo ra những công trình sáng tạo, độc đáo.
Nên sử dụng bố trí thép sàn 1 lớp hay thép sàn 2 lớp?
Tùy vào chất lượng nền đất và loại hình công trình khác nhau mà chủ đầu tư sẽ lựa chọn bố trí thép sàn 2 lớp hoặc thép sàn 1 lớp. Như đối với một công trình cấp 4 thì việc bố trí thép sàn 1 lớp vẫn sử dụng được. Tuy nhiên đối với những công trình cao tầng, có tải trọng nặng thì bắt buộc ta phải bố trí thép sàn 2 lớp.
Khác với thép sàn 1 lớp thì thép sàn 2 lớp có ưu điểm là khả năng chịu lực lớn, trọng lượng nhẹ và có thể vượt nhịp lớn. Chính những ưu điểm này mà việc bố trí thép sàn 2 lớp tại các công trình cao tầng, có tính công nghiệp hóa cao, thời gian thi công nhanh là rất cần thiết.
Cấu tạo thép sàn 2 lớp
Sau khi tìm hiểu về cách bố trí thép sàn 2 lớp thì sau đây Xây Dựng An Thiên Phát cùng các bạn tìm hiểu thông tin về cấu tạo của thép sàn 2 lớp.
Đối với lớp thép trên
Lớp thép trên sẽ chịu momen âm, cắt tại 1/4L - cạnh ngắn, thép có cấu tạo vuông góc và đặt nằm dưới thép mũ.
Người ta chỉ thường sử dụng lớp thép trên đối với những công trình nhà ở, có mức kinh phí hạn chế bởi vì việc cắt thép sẽ gây nhiều cản trở cho quá trình thi công.
Đối với lớp thép dưới
Lớp thép dưới sẽ chịu momen dương và được bố trí dọc theo phương cạnh ngắn, vuông góc với thép chịu lực. Sau khi tiến hành thi công lớp thép dưới thì người thợ sẽ kê con kê và tạo lớp bê tông cho sàn. Ngoài ra ở giữa 2 lớp sàn còn được ngăn bằng chân chó để đảm bảo chiều cao của sàn.
Bản vẽ bố trí thép sàn 2 lớp
Bản vẽ bố trí thép sàn 2 lớp chính là cơ sở để thợ thi công dựa vào đó để tiến hành thi công. Ngoài ra, tài liệu này còn giúp chủ nhà theo dõi được tiến độ công trình và đánh giá được mức độ hoàn thiện của công trình.
Mỗi bản vẽ bố trí thép sàn 2 lớp đều thể hiện: Diện tích sàn, mật độ thép trên 1m2, độ dày của sàn thép, số lớp thép,... Những thông số này đề được thiết kế sao cho phù hợp và đảm bảo được độ an toàn của công trình.
Quy trình 5 bước bố trí thép sàn 2 lớp
Chi tiết 5 bước bố trí thép sàn 2 lớp sẽ được Xây Dựng An Thiên Phát giới thiệu đến với các bạn ngay trong bài viết sau. Cùng tìm hiểu nhé.
1. Tiến hành bô thép ở dưới, cạnh ngắn trước sau đó mới bê lớp dưới theo chiều cạnh dài. Trước khi dải thép thì bạn cần đánh dấu ở trên các thanh thép chủ dầm để xác định chính xác vị trí.
2. Tiến hành bô thép gối và chiều dài của thép gối cần phải đáp ứng đủ kích thước quy định (khoảng 35D).
3. Sau khi hoàn tất bô thép gối thì bạn cần phải có thép cấu tạo để giữ khung (Thường sử dụng Ø8 A200 hoặc A300)
4. Tiến hành thi công bảo vệ bê tông sàn bằng các cục kê (độ dày khoảng 2.5 - 3cm).
5. Bắt buộc phải đi đủ tại vị trí 2 thép gối chồng nhau. Ở giai đoạn này thì các thép ở phương ngắn sẽ nằm ở trên.
Lưu ý trong cách đan thép sàn
Hiện nay thì công tác đan thép sàn tại các công trình trong nước được thực hiện khá sơ xài và phụ thuộc khá nhiều vào bên đơn vị thi công. Tuy vậy thì giai đoạn đan thép sàn cũng là một trong những giai đoạn cực kỳ quan trọng, chính vì vậy bạn cần tìm hiểu những lưu ý sau đây:
Cục kê
Tránh việc sử dụng đá kích thước 10x20cm thay cho các cục kê, bởi vì có thể tác động lên cốt thép sẽ khiến viên đá bị lệch khỏi vị trí kê. Ngoài ra, bạn còn có thể kiểm tra bố trí thép sàn 2 lớp dựa vào tổng độ cao khối bê tông cần đổ.
Số lượng cục kê so với khoảng cách đan thép sàn tiêu chuẩn:
- Với sàn/dầm là khoảng 4 - 5 cục/m2.
- Với cột/đà là khoản 5 - 6 cục/m2.
Sắt kê mũ (chân chó)
Nên kiểm tra sắt kê mũ đối với những mặt sàn có diện tích lớn để tránh tình trạng xuất hiện các vết nứt tại gối dầm. Nếu bạn không sử dụng chân chó tại khoảng giữa có thép mũ và lớp thép, thì sau thời gian dài sử dụng, đi lại thì sàn sẽ bị nứt, võng sàn.
TÌM HIỂU THÊM: Báo giá xây nhà trọn gói mới nhất
XEM THÊM
- Mẫu hợp đồng xây nhà trọn gói & Lưu ý trước khi soạn thảo
- Cách Tính Tiền Công Thợ Xây Nhà Theo M2 Chi Tiết [A - Z]
- Bản vẽ xây dựng là gì? Các loại bản vẽ xây dựng phổ biến
Trên đây là toàn bộ thông tin về việc bố trí thép sàn 2 lớp và hướng dẫn chi tiết các bước bố trí thép sàn 2 lớp. Xây Dựng An Thiên Phát mong rằng những thông tin vừa rồi sẽ hữu ích đối với bạn và đừng quên đón chờ những bài viết mới nhất của chúng tôi ngay trên website này nhé.