Rất nhiều Chủ đầu tư khi mua xi măng số lượng lớn với giá sỉ, thường tập kết hàng tại công trình trong điều kiện bảo quản kém như mưa nắng, ẩm thấp làm cho chất lượng xi măng giảm sút, hay trường hợp thường nhấy nhất là xi măng bị vón cục không sử dụng được, phải bỏ bao xi măng đó đi. Để giải đáp những boăn khoăn thắc mắc đó của quý khách hàng là làm sao để bảo quản xi măng bao một cách tốt nhất sau khi mua hàng về, tiết kiệm kinh tế, giảm hao phí, ... ? Cùng đọc qua bài viết này để bỏ túi cho mình bí mẹo hay này nhé!
Xi măng là gì?
Xi măng (từ tiếng Pháp: ciment) là chất kết dính thủy lực được tạo thành bằng cách nghiền mịn clinker, thạch cao thiên nhiên và phụ gia. Khi tiếp xúc với nước thì xảy ra các phản ứng thủy hóa và tạo thành một dạng hồ gọi là hồ xi măng. Tiếp đó, do sự hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ xi măng bắt đầu quá trình ninh kết sau đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhận được một dạng vật liệu có cường độ và độ ổn định nhất định.
Bảo quản xi măng đúng cách
Xi măng là loại vật liệu (hay còn gọi là vật liệu thô) rất háo nước nên cần có chế độ bảo quản đúng quy dịnh cụ thể như sau:
Nơi chứa xi măng phải đảm bảo khô, sạch, nền cao, hoặc có giá đỡ xi măng, tránh cho xi măng tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, gây ẩm, hỏng xi măng. Nhà kho có tường bao và mái che chắc chắn, có lối cho xe ra vào xuất nhập dễ dàng. Nếu không sử dụng nhà kho để chứa xi măng mà để xi măng ở ngoài trời thì cũng phải dùng rạp chống mưa, nắng che xi măng cẩn thận.
- Các bao xi măng phải kê trên nền cao hay đặt trên Balette cách mặt đất ít nhất 30cm và xếp cách tường ít nhất 20cm.
- Mỗi chồng xi măng chất lên không quá 10 bao, xếp riêng theo từng lô. Đồng thời khi sử dụng cần nhớ lô xi măng nào nhập về trước thì dùng trước, không nên sử dụng tùy ý không theo thứ tự.
- Xi măng sẽ giảm cường độ sau một thời gian bảo quản. Vì vậy, xi măng chỉ được bảo quản trong thời gian khoảng 60 ngày kể từ ngày sản xuất, sau thời gian trên cường độ sẽ suy giảm dần.
* Chú ý:
Xi măng có cường độ mịn càng cao thì càng dễ vón cục, người ta thường gọi là “chết gió” xảy ra nhanh hơn so với các loại xi măng khác có cường độ thấp, nên việc bảo quản càng phải được tuân thủ nghiêm ngặt.